Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 1 Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế 2 Nhận xét những...
Câu hỏi :

1 Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

2 Nhận xét những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp đối với Việt Nam

3 So sánh những điểm giống và khác nhau của hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

4 Qua hoạt động của các nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Nguyễn Tất Thành em hãy rút ra bài học lịch sử của một trong các nhân vật trê

Lời giải 1 :

*Câu 1:

+Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
+Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

*Câu 2:

- Tác động về chính trị:

+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Tác động về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

- Tác động về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

- Tác động về văn hóa:

+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam

+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

*Câu 3:

- Điểm giống nhau:

+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.

+ Mục tiêu: giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp; gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa.

+ Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.

- Điểm khác nhau:

+Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 
+Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 

*Câu 4:

 +Tầm quan trọng của việc học hỏi và tiếp thu kiến thức: Nguyễn Tất Thành đã đi ra nước ngoài, học hỏi từ các phong trào cách mạng và tư tưởng tiến bộ của thế giới. Ông nhận thức rõ rằng để giải phóng dân tộc, cần phải có kiến thức và hiểu biết về các mô hình chính trị, kinh tế và xã hội. Bài học này nhấn mạnh rằng việc học hỏi và tiếp thu kiến thức từ các nền văn hóa khác là rất quan trọng trong quá trình phát triển và đấu tranh.

+nhưng việc làm trên cũng còn quá huy hiểm nên cần đc thay đổi không nên ứng dụng rộng rãi

Lời giải 2 :

Nguyên Nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Ý nghĩa lịch sử: 

Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK