1 Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
2 Nhận xét những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp đối với Việt Nam
3 So sánh những điểm giống và khác nhau của hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
4 Qua hoạt động của các nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Nguyễn Tất Thành em hãy rút ra bài học lịch sử của một trong các nhân vật trên
1
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm:
Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đúng đắn.
Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy đuợc lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.
Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp vói nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
Thiếu cộng tác vói các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX
2
Ý nghĩa lịch sử:
Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Tác động về kinh tế:+ Tài nguyên vơi cạn. + Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. + Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.7 ngày trước
3
* Giống nhau:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX.
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm Dân nước và nước dân.
* Khác nhau:
- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đđông cách mạng mới.
4
Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học: muốn đánh đuổi kẻ thù phải biết rõ kẻ thù của mình.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK