Câu1: Việt Nam kí kết công ước liên hợp quốc về luật biển năm nào? Nội đứng gì?
Câu2: Vùng tài nguyên của vùng biển và hải đảo nước ta?
Câu3: Trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam?
Câu 1:
- Việt Nam đã ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển vào ngày 10 tháng 12 năm 1982. Công ước này, còn được gọi là Công ước Luật Biển, thiết lập các nguyên tắc cơ bản quốc tế về việc sử dụng và quản lý các vùng biển và đại dương. Nó quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển, quyền lợi của các quốc gia đối với vùng biển, và giải quyết tranh chấp liên quan đến biển cả. Công ước này cũng xác định rõ các nguyên tắc cơ bản về tự do hàng hải và hàng không.
Câu 2:
- Vùng tài nguyên của vùng biển và hải đảo của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm:
+) Tài nguyên cá: Vùng biển và hải đảo của Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Các ngư dân Việt Nam đã lâu nay đã phụ thuộc vào việc đánh bắt cá để kiếm sống.
+) Tài nguyên dầu khí: Vùng biển của Việt Nam cũng chứa đựng nhiều dự án khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia.
+) Tài nguyên khoáng sản: Ngoài dầu khí, vùng biển và hải đảo còn chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, quặng mangan, quặng titan, vàng, bạc, đất hiếm…
+) Tài nguyên sinh vật biển: Ngoài cá, vùng biển và hải đảo còn chứa đựng nhiều loại sinh vật biển khác như tôm, sò điệp, hải sản, rong biển…
+) Tài nguyên du lịch: Vùng biển và hải đảo của Việt Nam cũng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long…
=> Những tài nguyên trên đều đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam.
Câu 3:
- Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
* Thời tiền sử:
- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...
- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.
* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X
- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.
- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.
- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.
* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.
- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Thế kỉ XI - XIV:
+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.
- Thế kỉ XV:
+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
+ Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...
- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:
+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.
+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.
- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.
- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.
- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:
- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
#MACC
Câu `1`
`->` Ngày `10` tháng `12` năm `1982` và phê chuẩn ngày `23` tháng `6` năm `1994.`
`+` Nội dung là: Quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia khi sử dụng biển, thiết lập các vùng biển
Câu `2`
`+` Việt Nam có bờ biển dài khoảng `3 \ 260 \ km` và hơn `3 \ 000` hòn đảo
`+` Khoảng `11000` sinh vật biển.
`+` Dầu khí, khoáng sản, quặng sa tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp trọng điểm
`+` Nhiều bãi biển đẹp và di sản thiên nhiên như Vịnh Hạ Long, Cửa Lò, Sầm Sơn,…
Câu `3`
`+` Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn tổ chức đội Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ `2` quần đảo.
`+` Sau hiệp ước năm `1884,` Pháp thực thi chủ quyền đối với `2` quần đảo.
`+` Bây giờ, Việt Nam khẳng định rằng `2` quần đảo thông qua lịch sử và pháp lí, tham gia UNCLOS năm `1982` để bảo vệ quần đảo
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK