Câu 1
Pháp luật Việt Nam quy định việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào? Hãy nêu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Em hãy kể những việc làm của bản thân đã thực hiện tốt việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? ( Học sinh kể ít nhất 4 việc làm )
`@` Trả lời:
`-` Pháp luật Việt Nam quy định việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại thông qua các quy định về an toàn lao động, quản lý vật liệu nổ, quy trình sử dụng và bảo quản chất độc hại.
`->` Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại bao gồm thiệt hại về người và tài sản, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
`-------------`
Những việc em đã làm để thực hiện tốt việc phòng ngừa tai nạn vũ kí, cháy nổ là:
`+` Tham gia các buổi tập huấn về an toàn lao động và phòng cháy, nổ.
`+` Tuân thủ quy định về sử dụng và bảo quản vật liệu nổ, chất độc hại.
`+` Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện, gas để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
`+` Tham gia các chiến dịch tuyên truyền về biện pháp phòng cháy, nổ và xử lý chất độc hại.
1.
Pháp luật Việt Nam quy định việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác,…
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
- tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội;
+ Ô nhiễm môi trường;
+ Chết người;...
2.
- Những việc làm của bản thân em trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Khoá bình gas sau khi nấu ăn xong.
+ Cất gọn đồ đạc trong nhà, không để những chất hoặc những vật liệu dễ cháy ở gần khu vực bếp đun.
+ Tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng để tránh tình trạng thiết bị điện bị quá tải, dẫn đến cháy, chập điện.
+ Sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để nấu ăn.
+ Không sử dụng phẩm màu và các chất phụ gia trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
+ Không ăn những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng: ôi thiu, nấm mốc,…
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK