Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 - Thành tựu chính trị của văn minh Đại Việt. - Thành tựu kinh tế của văn minh Đại Việt....
Câu hỏi :

- Thành tựu chính trị của văn minh Đại Việt.

- Thành tựu kinh tế của văn minh Đại Việt.

- Thành tựu tôn giáo, giáo dục của văn minh Đại Việt.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 Mình có sơ đồ tư duy thôi đc kh ạ

Giải thích các bước giải:

 

image
image

Lời giải 2 :

`@` Thành tựu chính trị của văn minh Đại Việt :

`+`  Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt không ngừng đười củng cố , hoàn thiện từ trung ương đến địa phương

`+` Việc hình thành cơ quan hành chính , pháp lí, chuyên môn, giám sát,...thể hiện vai trò tổ chức , quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là  tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

`+` Dưới triều vua Lê Thánh Tông , đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực , vua đã bãi bỏ 1 số chức quan cũ như tướng quốc , đại tổng quản , đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành . Giúp việc cho vua là các quan đại thần. Sáu bộ : Lại , Hộ, Lễ , Binh , Hình , Công trở thành cơ quan chức năng chủ chốt trong bộ máy triều đình. Ngoài ta còn có các cơ quan chuyên môn

`+` Ở trung ương gồm có : Vua , quan đại thần , các cơ quan giám sát

`+` Ở địa phương gồm có : Đạo /thừa tuyên , phủ, huyện /châu, xã, phường hoặc sách,... 

`@` Thành tựu kinh tế của văn minh Đại Việt :

`-` Về nông nghiệp :

`+`Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm , chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như : tổ chức khai hoang , ban hành phép "quân điền", cấm giết trâu bò,... 

 `+` Trong triều đình hình thành các chức quan như : Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đồn điền sứ nhấn quản lí , giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp. 

 `+` Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia Đại Việt với cây trồng chính là lúa nước, ngoài ra còn có nhiều cây trồng khác như : Ngô, khoai ,... 

 `+` Năng suất lao động, đời sống của người dân được đảm bảo nhờ việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt , sử dụng sức kéo của trâu bò và thâm canh 2,3 vụ lúa 1 năm. 

 `+` Công cuộc khai hoang , lấn biển , phục hóa làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, mở rộng lãnh thổ ,... 

`+` Nhà nươc tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê , trị thủy . Từ đó , hệ thống đê điều , thủy lợi đã đuợc hoàn chỉnh trong cả nước. 

`-` Về thủ công nghiệp :

`+` Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục duy trì , phát triển ở cá địa phương với nhiều ngành nghề truyền thống như : Dệt lụa , làm gốm, làm đồ trang sức, rèn sắt , đúc đồng ,... 

 `+`Nhiều ngành kinh tế khác xuất hiện như : Làm giấy , khắc bản in , làm tranh sơn mài,... 

`+` Từ thế kỉ XVI - XVII , có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước , tiêu biểu là : Gốm Bát Tràng ( Hà Nội), gốm Chu Đậu ( Hải Dương),... với sản phẩm đa dạng , tinh xảo. 

 `+`Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí. Cục Bách tác và các quan xưởng ở Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ cho nhà nước , vua, quan lại trong triều đình. 

`+` Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại , đóng thuyền lớn , sản xuất vũ khí cho quân đội,... 

`+` Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng tiêu dùng trong nước , vừa tạo ra những mặt hàng quan trọng để trong đổi với thương nhân nước ngoài. 

`-` Về thương nghiệp :

`+` Nội thương : Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh . Hoạt động buôn bán giữa các làng , các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp. Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất thời Lý , Trần và Lê sơ

`+` Ngoại thương : 

   `⊕` Hoạt động buôn bán , trao đổi với các nước trong khu vực khá phát triển vói nhiều mặt hàng phong phú như : Lụa, hương liệu , ngà voi,... 

   `⊕` Từ tk XI, các địa điển trao đổi hàng hóa vói nước ngoài được hình thành ở Vân Đồn ( Quảng Ninh),  Lạch Trường ( Thanh Hóa ),... 

   `⊕` Từ tk XVI,  thương nhân phương Tây đã vào Đại Việt để trao đổi buôn bán 

  `⊕` Việc giao thương với nước ngoạc góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị , tiểu biểu : Thăng Long , Hội An ,... 

`@` Thành tựu tôn giáo, giáo dục của văn minh Đại Việt :

`-` Về tôn giáo :

`+` Phật giáo du nhập từ thời Bắc thuộc, phát triển mạnh và trở thành quốc giáo trong buổi đầu độc lập. 

`+` Các vua kế tiếp nhau tạc tượng, đúc chuông, in kinh Phật , dựng chùa. Nhiều cao tăng tham gia triều chính. Ở các làng , chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa , vừa là nơi dạy chữ , vừa là nơi tổ chức hội hè. 

`+` Đạo giáo được duy trì , phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh , Tiền Lê , Lý. 

`+` Hồi giáo , Thiên Chúa giáo được du nhập vào Đại Việt trong khoảng các thế kỉ XV - XVI. 

`-` Về giáo dục :

`+` Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền 

`+` 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Minh 

`+` 1075,triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài

`+` 1076,vua Lý cho mở Quốc Tử Giám 

`+` Từ thời nhà Trần , triều đình cho lập Quốc học viện để cho con em quan lại học tập. Bên cạnh đó còn có lớp học tư nhân ở các làng xã. 

`+` Từ thời nhà Lê sơ , hệ thống trường học được mở rộng trên cả nước. 

`+` Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập , tiêu biểu là việc ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn. 

`+` Nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn nhân tài. Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ , các kì thi được tổ chức 1 cách hệ thống. 

`+` Chế độ khoa cử từng bước trở thành phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. 

`+` 1247,nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi cho những người thi đỗ đầu trong kì thi Đình

`+` 1463, dưới thời Lê sơ , ba năm triều đình lại tổ chức thi Hương ở địa phương và thi Hội tại kinh thành

`+`1484,  triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK