Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 1: Trình bày tình hình của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX? Câu 2: Nêu những nội dung...
Câu hỏi :

Mọi người giải giúp em vs ạ

image

Câu 1: Trình bày tình hình của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX? Câu 2: Nêu những nội dung chính trong cải cách của Nguyễn Trường Tộ, em có nhận xét gì về những

Lời giải 1 :

Câu 1: 

  • Nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế , củng cố quan hệ sản xuất phong kiến .
  • Xã hội chia thành 2 giai cấp :
    • Thống trị : Vua, quan, địa chủ, cường hào .
    • Bị trị : Các tầng lớp nhân dân, đại đa số là nông dân .
  • Quan lại, địa chủ hoành hành, ức hiếp nhân dân .

=> Đang lên cơn sốt trầm trọng .

Câu 2: 

-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :

Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

-Nhận xét :

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ

+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được,VD:thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.

Câu 3: 

Các phong trào cải cách của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Khủng hoảng triều Nguyễn và xâm lược của thực dân Pháp: Trong giai đoạn này, triều đình Nguyễn đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu và phải đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tình hình này đã làm cho việc thực hiện cải cách trở nên khó khăn hơn.

- Tính rời rạc và không xuất phát từ vấn đề cơ bản: Các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước thường mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc và chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại. Chúng chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân Pháp, cũng như giữa nông dân và địa chủ phong kiến.

- Bảo thủ của triều đình phong kiến: Triều đình phong kiến tại thời điểm đó có tư duy bảo thủ và cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. Điều này đã làm cho việc thực hiện các biện pháp cải cách trở nên khó khăn hơn.

Câu 4:

- Tác động về chính trị:

+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Tác động về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

- Tác động về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

- Tác động về văn hóa:

+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam

+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

Câu 5: 

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.

+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.

Câu 6: 

- Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917):

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

+ Trong những năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.

- Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì:

+ Sang phương Đông (hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…) là hướng đi truyền thống, nhưng hướng đi này và hoạt động của các bậc yêu nước tiền bối chưa đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Nguyễn Tất Thành dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ.

+ Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam.

Câu 7:

- Bài học rút ra cho bản thân:

     + Lòng yêu nước.

     + Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

     + Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

     + …

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK