“ 34 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hình ảnh các chiến sỹ Hải quân Việt Nam hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đảo đá Gạc Ma, vẽ thành "vòng tròn bất tử" mãi khắc ghi sử sách, viết nên bản anh hùng ca còn vang vọng mãi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha, nhắc nhớ con cháu phải quyết giữ vững từng tấc đất, lãnh thổ, hải giới mà ông cha đã không tiếc máu xương để bảo vệ.”
(trích bài viết “34 năm sự kiện Gạc Ma: Tri ân 'những người nằm lại phía chân trời'” đăng trên báo Việt Nam, số ngày 12/3/2022)
a. Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì?
b. Phát huy tinh thần của các chiến sỹ hải quân, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở biển Đông?
`a,` Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì?
`***` Tư liệu nói về "Toàn cảnh xung đột quân sự tại Biển Đông ở đảo đá Gạc Ma - ngày `14-3-1988`"
`@` Đây là sự kiện Trung Quốc đưa binh lính ra chiếm Trường Sa của Việt Nam nhưng vì bộ đội binh lính trên đảo đồng loạt trụ vững trên đảo(Theo nhiệm vụ được cấp trên giao để bảo vệ đảo của Tổ Quốc) , quyết không nhường đảo cho giặc với hành động cắm cờ nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
`@` Để chiếm đảo, Trung Quốc đã từ trên thuyền nã đạn vào các binh sỹ Việt Nam đang cắm cờ trên đảo làm `64` chiến sỹ hi sinh.Rồi sau đó, Trung Quốc chiếm được và kiểm soát đá Gạc Ma từ đó đến nay. Theo các báo Việt Nam, thậm chí khi tàu của Việt Nam bị Trung Quốc đánh đắm, tàu chiến Trung Quốc đã chặn nhất quyết không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu người. Vi phạm trầm trọng hiệp định quốc tế.
``
`b.` Phát huy tinh thần của các chiến sỹ hải quân, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở biển Đông`?`
`@` Để phát huy tinh thần của các chiến sỹ hải quân đã hi sinh năm `1988`. Thế hệ trẻ cần phải biết, phải khắc ghi những dòng sự kiện lịch sử để biết với lại nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ sau trong việc giữ vững và bảo vệ từng tấc đất, lãnh thổ mà ông cha đã không tiếc máu xương để gìn giữ. Tôn vinh và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo, giữ vững tinh thần yêu nước và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
`@` Thế hệ trẻ nên tích cực tìm hiểu lịch sử, pháp lý về chủ quyền "HỢP PHÁP" của Việt Nam tại Biển Đông. Thức tỉnh và ngăn chặn những hành động phản động xuyên tạc chủ quyền biển đảo (như đường 9 đoạn phi pháp, đường lưỡi bò ... đều là hành động chống lại chủ quyền biển đảo của VN)
``
`a.` Đoạn tư liệu cho chúng ta thấy sự hy sinh anh dũng của `64` chiến sĩ hải quân Việt Nam trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm `1988`. Hình ảnh "vòng tròn bất tử" trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
`b.` Để phát huy tinh thần đó, thế hệ trẻ cần:
$+$ Nâng cao nhận thức `->` hiểu rõ về biển đảo quê hương.
$+$ Yêu nước `->` luôn đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu.
$+$ Học tập `->` nâng cao kiến thức, kỹ năng.
$+$ Tham gia `->` tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
$+$ Truyền thông `->` chia sẻ thông tin đúng đắn về biển Đông.
$+$ Ủng hộ `->` ủng hộ các chính sách của Đảng và Nhà nước.
~ $npgl$ ~
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK