Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 viết bài văn miêu tả cây cối câu hỏi 7009652
Câu hỏi :

viết bài văn miêu tả cây cối

Lời giải 1 :

Giữa sân trường em, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Em không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi em mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường em.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng em khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Em không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng em như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

Lời giải 2 :

Đáp án: + Giải thích các bước giải: 

 

                                             Tả cây lựu 

   Ông của em là bộ đội về hưu. Đam mê lớn nhất của ông chính là trồng cây, chăm sóc vườn tược. Vì thế, khu vườn của ông có rất nhiều cây trái xanh tốt. Trong đó, em thích nhất là cây lựu đỏ ở góc vườn.                                                        Cây lựu đó cao khoảng gần 2m, khá là to. Thân cây to, rắn chắc, có khi nó phải to như cái bắp chân của ông. Bề mặt thân cây lồi lõm và thô ráp, có màu nâu xám xịt. Trông thân cây có vẻ không quá lớn, nhưng nó vẫn có thể thoải mái mà chống đỡ cả một tán lá lớn ở phía trên. Cây lựu của ông đặc biệt có rất nhiều cành, nhiều nhánh. Các cành đó không quá to, thường chỉ to cỡ hai ngón tay hoặc bé hơn mà thôi. Nhưng vì số lượng đông đảo, nên chúng vẫn tạo ra cả một vòm lá khổng lồ, không thua kém gì các cây trồng khác trong vườn. Lá lự khá nhỏ, chỉ độ như cái thìa, màu xanh sẫm, hơi cong vào bên trong. Chúng mọc khá dày trên các nhánh lá, tạo thành cái đèn chùm xanh biếc trong góc vườn.

       Thời điểm cây lựu ra hoa kết trái thường không quá rõ ràng. Tùy vào thời tiết và chất dinh dưỡng đã được hấp thu, cây có thể ra hoa vào màu xuân hoặc mùa hạ. Đặc biệt, nó có thể ra hoa nhiều lần trong khoảng thời gian này, chứ không phải chỉ một lần duy nhất. Sau khi hoa lựu nở, tầm mười ngày sẽ kết trái. Hình dáng trái lựu giống như một cái lồng đèn, với phần quả tròn xoe ở trên và phần đuôi ở phía dưới. Lúc nhỏ, toàn bộ quả có màu xanh, phần đuôi và quả to như nhau. Nhưng khoảng hơn một tháng sau, khi quả đã trưởng thành và chín, thì sẽ chuyển sang màu đỏ rực, to như nắm tay của ông và cái đuôi co lại nhỏ xíu. Bên trong quả lựu lúc ấy cũng là một màu đỏ rực của thịt quả. Thịt quả lựu chia thành nhiều hạt nhỏ như hạt đậu nành, ngọt dịu và mọng nước. Chúng kết thành từng mảng lớn, giữa các mảng sẽ được ngăn cách với nhau bởi tấm màn mỏng màu trắng.

      Để có được những trái lựu ngon như vậy, ông em đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho cây lựu. Và bản thân cây cũng đã nỗ lực rất nhiều. Em sẽ cố gắng học ông cách chăm sóc cây, để có thể tự mình chăm cây thật tốt.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK