Làm hộ t phần tự luận với ạ .·´¯`(><)´¯`·.ಥಥʕ´ ᴥ̥`ʔ_
Câu 17: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục an đích tiết kiệm.
b) Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
c) Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập.
d) Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần.
e) Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai.
Câu 18: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Sau khi kí hợp đồng vào làm nhân viên văn phòng cho công ty A, chị K thường xuyên bị trả lương chậm, không được đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động như đã kí kết trong hợp đồng.
Theo em, hành vi của công ty A có vi phạm quyền lao động của chị K hay không?
Trong trường hợp trên, chị K có quyền gì?
Câu 19: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Gần Tết, anh D đã mua 2 bánh pháo về cất giấu trong bếp để đốt đêm giao thừa. Tuy nhiên, do không may, tàn lửa bay vào nên hai bánh pháo đã phát nổ phá tan căn bếp nhà anh D.
Theo em, hành vi của anh D có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Câu 20: Anh D là công nhân đã được kí hợp đồng lao động không thời hạn với công ty may do bà Q làm giám đốc. Anh D luôn chấp hành nghiêm túc nội quy lao động và tuân theo sự quản lí của công ty. Tuy nhiên, bà Q lại thường hay chê bai anh D là người dân tộc thiểu số trước mặt người khác, thậm chí còn doạ đuổi việc anh D
Theo em, hành vi của bà Q có vi phạm quy định pháp luật về quyền lao động của anh D không? Vì sao?
Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh D nên làm gì?
<Đáp án + Giải thích các bước giải>
Câu 17:
- Em đồng ý với các ý : a, c, d, e. Vì lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết; có thể tăng khoản tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.
- Em không đồng ý với ý b. Vì lập kế hoạch chi tiêu là việc làm mọi người nên làm, dù giàu hay nghèo, chúng ta vẫn nên lập kế hoạch chi tiêu.
Câu 18:
- Theo em, hành vi của công ty A có vi phạm quyền lao động của chị K. Cụ thể, công ty A đã vi phạm Điều 35, khoản 2 của Hiến pháp năm 2013 - Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
- Trong trường hợp trên, chị K có quyền tố cáo công ty A về hành vi vi phạm hợp đồng. Cụ thể, hành vi vi phạm của công ty thuộc Điều 21 khoản 1đ của Bộ luật Lao động năm 2019 - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Câu 19:
- Theo em, hành vi của anh D có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ. Cụ thể, hành vi của anh D đã vi phạm Điều 13 khoản 5a của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung 2013) - Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi đông người.
- Hậu quả của hành vi đó là tàn lửa bay vào nên hai bánh pháo đã phát nổ phá tan căn bếp nhà anh D → Tổn thất về tài sản, tinh thần.
Câu 20:
- Theo em, hành vi của bà Q có vi phạm quy định pháp luật về quyền lao độngcủa anh D. Cụ thể, hành vi của bà Q vi phạm Điều 35 khoản 3 của Hiến pháp năm 2013 - Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tổi thiếu.
- Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh D nên tố cáo hành vi của bà Q về vi phạm quy định quyền công dân.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK