Trang chủ Địa Lý Lớp 8 em hãy trình bày các khái niệm lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa a...
Câu hỏi :

em hãy trình bày các khái niệm lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

a . đặc điểm hải văn của Việt Nam

b . Biển đảo Việt Nam hiện nay đang gặp tình trạng gì ? Là THCS em cần làm gì để bảo vệ biển đẩo quê hương

Lời giải 1 :

$\textit{#hoidap247}$ / $\textit{@nuongle2}$

- Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Thềm lục địa Việt Nam: là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

a) Vào mùa đông, dòng biển ven bờ nước ta có hướng đông bắc - tây nam còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam – đông bắc Chế độ thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng, gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

b) Hiện trạng môi trường biển đảo nước ta:

Môi trường biển đảo là không thể chia cắt và rất dễ thay đổi khi có tác động của con người.

Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đảo nước ta đang nằm ở mức báo động, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa. Nhiều vùng biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ,... liên quan tới chất thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,...

Ô nhiễm môi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: suy thoái đa dạng sinh học biển, làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và hải sản gần bờ, mất mĩ quan ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch, gây thiệt hại về kinh tế.....

- Học sinh THCS em cần:

- Không xả rác thải, chất thải bừa bãi ra biển.

- Thu gom rác thải ven bờ biển.

- Tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường biển.

- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định pháp luật.

- Rèn kĩ năm để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.

- Cố gắng học tập, rèn luyện để có tri thức bảo vệ biển đảo quê hương.

Lời giải 2 :

- Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

a/ Đặc điểm hải văn của Việt Nam

Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:

+) Dòng biển mùa đông hướng tây bắc đông nam.

+) Dòng biển mùa hạ hướng tây nam - đông bắc.

- Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.

- Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều.

- Độ mặn bình quân 30 33

b/ Hiện nay, biển đảo Việt Nam đang gặp phải một số tình trạng và thách thức đáng lo ngại, bao gồm:

1. **Xâm phạm chủ quyền và an ninh biển đảo**: Việt Nam đang phải đối mặt với các hoạt động xâm phạm chủ quyền và an ninh trên biển đảo của mình từ một số quốc gia khác, gây căng thẳng và mối đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực.

2. **Thủy sản biển giảm sút**: Sự quá khai thác thủy sản biển đang dẫn đến giảm sút nguồn lợi từ biển, gây tổn thương cho ngư dân và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường biển.

3. **Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường**: Biến đổi khí hậu đang gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, tăng mực nước biển và ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa và chất thải công nghiệp cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

4. **Mất môi trường sống của các loài động vật biển**: Sự phá hủy môi trường sống của các loài động vật biển, bao gồm rạn san hô và khu vực ngập mặn, đang gây ra sự suy giảm đáng kể trong đa dạng sinh học biển.

5. **Chính sách quản lý và phát triển bền vững**: Cần thiết phải có các chính sách quản lý và phát triển bền vững để bảo vệ và sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả, đảm bảo an ninh và phát triển bền vững cho tương lai của Việt Nam và khu vực.

Để bảo vệ biển đảo quê hương, học sinh THCS có thể thực hiện những hành động sau:

1. Tham gia các hoạt động tình nguyện như dọn dẹp bãi biển, làm sạch vùng biển, thu gom rác thải để giữ cho môi trường biển sạch đẹp.

2. Tham gia các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về việc bảo vệ môi trường biển, giữ gìn nguồn tài nguyên biển, và phòng tránh hành vi làm hại đến môi trường biển.

3. Tham gia các chương trình học tập, các khóa đào tạo, workshop về biển đảo để tăng cường kiến thức và nhận thức về vấn đề bảo vệ biển đảo.

4. Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa và các loại chất thải gây ô nhiễm biển, chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường và tái chế để bảo vệ môi trường biển.

5. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt, giữ gìn các nguồn tài nguyên để giảm tác động tiêu cực đến môi trường biển.

Bằng cách thực hiện những hành động trên, học sinh THCS có thể góp phần đóng góp vào việc bảo vệ biển đảo quê hương một cách bền vững và hiệu quả

CHÚC MỘT BUỔI TỐI TỐT LÀNH VÀ CHÚC BẠN NGỦ MỘT GIẤC THẬT NGON ^_^

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK