Trang chủ Khác Lớp 6 Câu 2: Em hãy viết bài giới thiệu về một nghề truyền thống mà em yêu thích ở địa phương...
Câu hỏi :

Câu 2: Em hãy viết bài giới thiệu về một nghề truyền thống mà em yêu thích ở địa phương

Lời giải 1 :

Đáp án:

Theo Cẩm nang Du lịch Hải Phòng, món Bánh đa cua Hải Phòng xuất hiện từ thế kỷ 10 đến tân bây giờ.Món Bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng với hương vị đặc trưng và hấp dẫn. Bánh đa mềm dai, được làm từ bột gạo truyền thống, kết hợp hoàn hảo cùng tôm, cua và nước lèo ngọt béo. Đây là một món ăn không thể bỏ qua khi đến với thành phố biển xinh đẹp Hải Phòng. Hãy thưởng thức món ngon này và tận hưởng trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời tại đất phương Nam đầy hấp dẫn này. Kết tinh từ những nguyên liệu bình dị, sự khéo léo trong cách chế biến và kinh nghiệm làm nghề có từ lâu đời, làng nghề bánh đa đỏ Nông Xá - An Dương là nơisản xuất ra loại bánh đa đỏ ngon nổi tiếng cả nướcTừ trung tâm thành phố Hải Phòng, việc di chuyển khoảng 15km sẽ đưa chúng ta đến một điểm đến tuyệt vời - làng Nông Xá, tọa lạc tại xã Tân Tiến, huyện An Dương, Hải Phòng. Được biết đến với vẻ đẹp yên bình và không khí trong lành, làng Nông Xá là nơi lý tưởng để trốn tránh khỏi sự ồn ào của thành phố và tận hưởng không gian tự nhiên xanh mát. Đến với làng Nông Xá, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống đồng quê truyền thống, thưởng thức những món ăn ngon lành, và tìm hiểu về văn hóa cội nguồn của vùng đất Hải Phòng. Hãy dành thời gian để khám phá và thưởng ngoạn tại làng Nông Xá để có những trải nghiệm đáng nhớ và thú vị! Nguyên liệu gồm có.Gạo tẻ ngon được thu hoạch từ những mùa vụ trướcKhông mốc, sâu mọt . Chuẩn bị cho quá trình nghiền.Ngâm 7 – 8 giờ. Nhiệt độ ngâm 42 – 45 Nghiền ướt: giúp khối bột mịn đồng đều, không tổn thất dinh dưỡng, giữ lại được cấu trúc của sợi tinh bột để tạo liên kết hình thành sợi bánh đa dai, chắc, bền . Sau khi tráng bánh và hấp, quá trình tiếp theo là điều chỉnh lượng nhiệt để đảm bảo nước sôi đều trên bề mặt bánh. Tiếp theo, bánh sẽ được sấy khô, sau đó cắt thành từng sợi nhỏ và cuối cùng là đóng gói sản phẩm để chuẩn bị cho việc phân phối. Quá trình sản xuất bánh đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận từng bước để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và hấp dẫn cho người tiêu dùng. nghề làm bánh đa đã trở thành một trong những biểu tượng của Hải Phòng - thành phố cảng đầy những truyền thống tốt đẹp nơi đây với một lịch sử lâu đời. Bánh đa Hải Phòng không chỉ ngon mà còn mang trong mình hương vị đặc trưng, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với thành phố này. Việc làm bánh đa không chỉ là nghề truyền thống mà còn là cách giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của địa phương. Chính vì vậy, mỗi chiếc bánh đa được làm ra không chỉ là sản phẩm mà còn chứa đựng tâm hồn và tình yêu của người thợ làm bánh.nghề làm bánh đa đống vai trò rất quan trọng đối với người dân Hải Phòng về việcquảng bá du lịchvà văn hóa đặc trưng của địa phương. Những chiếc bánh đa thơm ngon, mềm dai được làm từ những nguyên liệu tự nhiên tinh khiết đã trở thành một trong những sản phẩm không thể thiếu khi du khách đến với Hải Phòng. Nghề làm bánh đa không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất miền Bắc xinh đẹp này. em thật sự rất tự hào về vùng đất cảu mình

Lời giải 2 :

Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.

"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ

Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."

(Đông Hồ)

Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.

Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...

Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".

Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.

Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.

Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."

(Thu Bồn)

Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.

Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.....

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK