Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) có câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”.
- Em hãy cho biết tác giả của câu nói trên.
- Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt thời kì Lý - Trần, Lê sơ.
- Theo em việc lập bia ghi tên Tiến sĩ ở Văn Miếu có ý nghĩa như thế nào?
- Nêu suy nghĩ của em về vai trò của giáo dục trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Tác giả của câu nói trên: Thân Nhân Trung
Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt thời kì Lý - Trần, Lê sơ:
– Thời Lý:
+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.
+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
– Thời Trần:
+ Giáo dục ngày càng mở rộng. Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn.
+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.
+ Sự phát triển của giáo dục đã đào tạo ra nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh…
+ Vị trí của Nho giáo cũng được nâng dần.
– Thời Lê sơ:
+ Nho giáo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt.
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn, cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinhđô để chọn nhân tài.
+ Năm 1484, nhà nước dựng bia Tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “Vinh quy bái tổ”…
+ Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước. Số người đi học tăng gấp đôi thời Lý, Trần.
+ Nội dung học tập và thi cử chủ yếu là sách kinh điển Nho giáo, xem nhẹ kiến thức khoa học phục vụ sản xuất, do đó giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Việc lập bia ghi tên Tiến sĩ ở Văn Miếu có ý nghĩa:
- Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh minh”.
- Để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho đất nước.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng
Vai trò của giáo dục trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay:
Giáo dục đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc xây dựng đất nước hiện nay. Bằng cách trang bị kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, giáo dục giúp phát triển con người, tạo ra sức lao động chất lượng và thúc đẩy sự đổi mới trong nền kinh tế. Ngoài ra, giáo dục còn giúp xây dựng cộng đồng đoàn kết, giảm bớt khoảng cách xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững. Qua giáo dục, người dân được nhận thức về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, giáo dục cũng tạo ra những công dân có tư duy phản biện, trách nhiệm và ý thức xã hội, góp phần vào việc xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển bền vững.
Cho mình câu trả lời hay nhất nhé!!!
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK