Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 giúp em vs ạ,em cảm ơn! Câu 3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam nửa...
Câu hỏi :

giúp em vs ạ,em cảm ơn!

Câu 3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 4. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách đó vớichính trị, kinh tế Việt Nam.

Lời giải 1 :

1. phong trào chống Pháp ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX đã thể hiện sự quyết tâm và tinh thần yêu nước của người Việt Nam, tuy nhiên cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
2

a) chính trị

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau

- Bắc kì: nửa bảo hộ

- Trung kì: bảo hộ

- Nam kì: thuộc địa

Mỗi xứ có nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là làng xã được các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở đều do người Pháp chi phối.

+ mục đích: kiểm soát và thống trị dân tộc Việt Nam nhằm phục vụ lợi ích cho Pháp

+ tác động: thúc đẩy phong trào chống Pháp của dân tộc Việt, tạo ra sự bất mãn và xung đột giữa các tầng lớp dân cư

b) kinh tế

- Đẩy mạnh việc bóc lột, chiếm đoạt ruộng đất của dân

- Tập trung vào khai thác than và kim loại, gia tăng sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay gạo, giấy, diêm, đường, rượu, vải sợi,...

- Đánh thuế nhẹ, rất nhẹ hoặc hầu như miễn thuế hàng hoá Pháp; đánh thuế nặng lên hàng hoá nước khác ( có mặt hàng lên tới 120%)

- Chủ yếu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp

- Tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng chất lên thuế cũ đã có từ trước. Trong đó, nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt dân ta đào sông, đắp đường, xây cầu, thi công dinh thự, đồn bốt,...

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải

+ mục đích: tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu trang của dân ta

                     đem lại cho thực dân Pháp nguồn lợi lớn

+ tác động: làm cho nền kinh tế Việt bị phụ thuộc vào Pháp, gây ra sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng, làm suy thoái nền kinh tế truyền thống của Việt Nam và tạo ra sự bất công trong phân phối tài nguyên và lợi ích kinh tế

Chúc anh/chị học tốt ạ!
#ptruc163

Lời giải 2 :

Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

Chúc bn học tốt & HUYENDO8617

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK