Phân tích những biểu hiện phát triển của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời Lý- Trần ?
Biểu hiện phát triển Phật giáo :
Chính trị:
- Phật giáo trở thành quốc giáo: Phát triển trong buổi đầu độc lập và trở thành QUỐC GIÁO thời Lý - Trần. Thời Lý, các vua quan đều sùng đạo Phật và dựng chùa, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta
- Tư tưởng trong quản lí xã hội : lan tỏa tư tưởng về từ bi, công bằng xã hội, và Phật tại tâm. Những nguyên tắc này ảnh hưởng đến cách thức quản lý và xây dựng xã hội.
Văn hóa:
-Ví dụ như ảnh hưởng đến kiến trúc: Kiến trúc tôn giáo: Nhiều chùa lớn được xây ngay tại kinh thành.
- Kết hợp với các tôn giáo : Phật giáo Thiền tông kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa, dung hợp với các hệ tư tưởng khác như Nho, Lão, Đạo giáo
-> giúp Phật Giáo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống con người Việt Nam
Xã hội:
- lực lượng tinh thần của dân tộc: đóng vai trò như tôn giáo dân tộc để tham gia bảo vệ văn hóa và chủ quyền dân tộc của người Việt. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc, Phật giáo tiếp tục phát triển và trở thành một phần quan trọng của đời sống xã hội
( từ thế kỉ XV thì Phật giáo không còn đóng vai trò quốc giáo nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ đồng hành cùng dân tộc nha cậu (sgk) )
p/s: tớ cũng đang học bài này-)))
Trongxây dựng thể chế chính trị.Việc Lý Công Uẩn lên ngôi lập nên triều Lý chính là nhờ sự đóng góp tích cực củathiền sư Vạn Hạnh.Bởi vậy, không phụ sự tin tưởng của thầy, Lý Công Uẩn đã vận dụng sáng tạo và linh hoạt tinh thần của Phật giáo để ổn định triều chínhvàđưa ra chính sách trị quốc, an dân, theo tinh thần khoan dung, bình đẳng của Phật giáo.
Trong đường lối bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhân sinh quan Phật giáo cũnghòa nhập trong lòng dân tộc vốn có truyền thống yêu nước, thương nòi;đồng thời bổ sung chonhững truyền thống ấy thêm những sức mạnh mới,sức mạnh của niềm lạc quan, tin tưởng;ý chí, nghị lực phi thường; tinh thần đoàn kết trước mọi khó khăn.
trong đường lối trấn áp các thế lực chống đối, giải quyết vấn đề xã hội. Thời Lý-Trần, việc trấn áp các thế lực chống đối không phải lúc nào cũng kết thúc bằng “máu”, mà lại bằng hình phạt rất khoan dung, nhân đạo. Có thể thấy, nhân sinh quan Phật giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ trong lối ứng xử của các nhà chính trị(Thái Tử Phật Mã thời Lý; thời Trần có vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông...) với những kẻ chống đối.Không chỉ khoan hồng cho anh em thân tộc, vua cũng thực hiện chính sách miễn-giảm tội cho quan lại có ý đồ phản trắc, nhằm lấy sự khoan dung, nhân để cảm phục lòng người mà từ bỏ đi ý nghĩ xấu. Cũng nhờ tinh thần ấy, ở triều đại Lý và Trần đều không xảy ra bạo độnglớn, không thường xuyên có cảnh tranh cướp ngôi vua,anh em trong hoàng tộc chém giết lẫn nhau.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK