Con búp bê vải
Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một thứ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố bán đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì
vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu :
- Cháu mua búp bê cho cụ đi!
Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt được chấm mực không đều nhau:
- Mẹ mua con búp bê này đi!
Trên đường về, mẹ hỏi Thủy:
- Sao con lại mua con búp bê này?
Thủy cười:
- Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà.
Con mua búp bê cho bà vui.
Câu 1: Đặt câu có hình ảnh so sánh để nói về con búp bê
Câu 2: Nếu em gặp một người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền đang phải vất vả kiếm sống ở ngoài đường giống như bà cụ trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì?
Câu 1:
Con búp bê đó giống như người bà đã làm ra nó vậy, cô đơn.
Câu 2:
Trong trường hợp em gặp một người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền đang phải vất vả kiếm sống ở ngoài đường giống như bà cụ trong câu chuyện trên, nếu có tiền trong người em sẽ mua ủng hộ. Còn nếu không có tiền, em sẽ giúp người đó ra hàng, quáng cáo hoặc là bán hàng hộ. Em cũng sẽ nhờ bàn bạn bè đề cùng giúp họ bán hàng. Mọi việc phù hợp với khả năng của em để giúp được em đều sẽ làm
`1.` Đặt câu :
`-` Con búp bê mà Thuỷ mua như một con người tuy xấu xí nhưng lại rất ý nghĩa.
`2.`
`-` Nếu em gặp một người có hoàn cảnh khó khăn , bị tật nguyền đang phải vất vả kiếm sống ở ngoài đường giống như bà cụ trong câu chuyện trên , em sẽ ủng hộ bà cụ tiền và mua giúp bà cụ `5,6` con búp bê.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực học tập bắt đầu hình thành nhưng chúng ta vẫn còn ở độ tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy biết cân đối giữa học và chơi, luôn giữ sự hào hứng trong học tập nhé!
Copyright © 2024 Giai BT SGK