Sự phân bố các ngành kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long?
Có 3 ngành kinh tế chính ở đồng bằng sông Cửu Long
1. Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
- Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi …
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.
- Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.
2. Công nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).
- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.
3. Dịch vụ
Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
- Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
- Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
- Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
Báo cáo kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 cho thấy, kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, nhưng chậm lại trong năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, dân số của đồng bằng sông Cửu Long chỉ tăng khoảng 10.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long (0,55‰), thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7‰). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 15%, thấp hơn cả Tây Nguyên và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Sự phân hóa về tỷ lệ hộ nghèo giữa các tỉnh trong vùng còn rất lớn...
Theo nhóm nghiên cứu, nông nghiệp tuy giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP của vùng nhưng không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế. Ngành này hiện tạo ra 34% GRDP của vùng và được đầu tư lớn thứ 2 với khoảng 32.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng mức 3%. Đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu so với đà tăng trưởng kinh tế của cả nước. Nếu như 2 thập niên trước vùng đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước thì đến nay tỷ trọng này chỉ còn 12%.
Theo lãnh đạo VCCI, báo cáo năm nay ra mắt trong bối cảnh các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương. Đồng thời, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cơ chế hợp tác giữa các tỉnh, thành để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt.
Đồng bằng sông Cửu Long sau một thời gian khá dài có mức PCI cao hơn mặt bằng chung thì đến năm 2021, PCI trung bình của đồng bằng sông Cửu Long đã giảm xuống bằng mức trung bình cả nước. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cho thấy, 6 nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: điều kiện tự nhiên; công nghệ; vốn nhân lực; kết cấu hạ tầng; môi trường đầu tư - kinh doanh; và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng...
Theo nhiều chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc thực hiện liên kết vùng không chỉ là sự hợp tác để tạo lợi thế, khai thác tối đa tiềm lực kinh tế giữa các địa phương trong vùng, giữa đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn là cơ sở để tiến tới thực hiện nhất quán các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK