Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Câu 17. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách...
Câu hỏi :

Câu 17Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc

A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.

D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.

Câu 18Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?

A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.

B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.

C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

Câu 19Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.

B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Câu 20Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?

A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.

C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.

D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Câu 21Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?

A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.

D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

Câu 22Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc

A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.

B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.

C. đoàn kết các tộc người trong cộng đồng quốc gia.

D. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.

Câu 23 Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.

Câu 24Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có vai trò như thế nào?

A. Là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.

B. Tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Đưa đất nước và nhân dân Việt Nam bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.

D. Tạo sức mạnh để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

hóa ra bên ngoài.

Câu 25: Hiện nay cơ quan nào giữ vai trò cao nhất tập trung khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong mặt trận thống nhất?

A. Mặt trận Dân tộc Thống nhất.                             B. Mặt trận Dân tộc Dân chủ.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.                              D. Mặt trận Dân chủ Việt Nam. 

Lời giải 1 :

`17B`

`=>`Chính sách dân tộc của Việt Nam nhấn mạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thúc đẩy đoàn kết dân tộc và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc cùng phát triển, góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước

`18C`

`=>` Xây dựng và duy trì quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia, đảm bảo rằng mọi dân tộc đều được đối xử công bằng, có sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển

`19A`

`=>` khai thác và phát huy các nguồn lực, tiềm năng và thế mạnh của các vùng dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển kinh tế

`20A`

`=>`phát huy tiềm năng và thế mạnh của các vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và công bằng giữa các khu vực, thúc đẩy sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc trong cả nước

`21D`

`=>`Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam chủ yếu được hình thành và củng cố qua các giai đoạn đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước

`22D`

`=>` tập trung vào việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân, xây dựng sự hòa thuận trong nội bộ triều đình, và củng cố sự đoàn kết giữa các tộc người trong cộng đồng quốc gia

`=>`đề cao tính tự trị và biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền không phải là chính sách được khuyến khích trong nỗ lực duy trì khối đoàn kết dân tộc

`23C`

`=>`Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, là tổ chức lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam

`24B`

`=>`tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, và các lực lượng trong cuộc chiến chống các thế lực xâm lược

`25C`

`=>`Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp và đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, và các tổ chức xã hội

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK