Giúp mình mấy câu trắc nghiệm vs
Câu 1: Ngày 2/9/1945, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Việt minh tỉnh
Mĩ Tho và tỉnh Gò công tổ chức hai cuộc đại lê tại
A. thị xã Mĩ Thọ và thị xã Gò Công.
B. huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.
C. huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành.
D thị xã Mĩ Tho và huyện Chợ Gạo.
•Ngày 2/9/1945, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Việt minh tỉnh Mĩ Tho và tỉnh Gò công tổ chức hai cuộc đại lê tại thị xã Mĩ Thọ và thị xã Gò Công
Câu 2: Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh lần đầu tiên xuất hiện tại
A. đình Long Hưng (Châu Thành – Tiền Giang)
B. đình Hưng Long (Châu Thành – Tiền Giang)
C. chùa Vĩnh Tràng (thành phố Mĩ Tho).
D. di tích Gò Thành (huyện Chợ Gạo- Tiền Giang)
• Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh lần đầu tiên xuất hiện tại đình Long Hưng (Châu Thành – Tiền Giang) trên ngọn cây bàng.
=> A
Câu 3: Ủy ban Nhân dân tỉnh Mĩ Tho được thành lập vào
A. tối ngày 22/8/1945.
B. tối ngày 23/8/1945.
C. tối ngày 24/8/1945.
D. tối ngày 25/8/1945.
•Ủy ban Nhân dân tỉnh Mĩ Tho được thành lập vào tối ngày 24/8/1945.
=> C
Câu 4. Ngày 23/ 8/1945 khởi nghĩa giành thắng lợi ở
A. huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.
B. huyện Cai Lậy và huyện Chợ Gạo.
C. huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành.
D. thị xã Mĩ Tho và huyện Chợ Gạo
•Ngày 23/ 8/1945 khởi nghĩa giành thắng lợi ở:huyện Cai Lậy và huyện Chợ Gạo.
=> B
Câu 5: Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ đó là những vùng nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang.
B. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plây Cu, Luông Pha-bang.
C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây Cu.
D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây Cu, Tuy Hòa.
•Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ đó là những vùng :
-Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây Cu.
=> C
Câu 6: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận
A. chính trị và quân sự.
B. chính diện và sau lưng địch.
C. quân sự và ngoại giao.
D. chính trị và ngoại giao.
•Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
=> B
Câu 7: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
•Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là:"Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
=> D
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK