1. Kể tên Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực ( kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục)
1. Kể tên Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực ( kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục)
•Kinh tế :
- Nông nghiệp :
+ Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm , chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp : đắp đe , tổ chức khai hoang , ban hành phép "quân điền ",....
+ Trong triều đình hình thành những chức quan quản lí , giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp : Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đôn điền sứ
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra còn có : ngô , khoai , sắn ,...
+ Công cuộc khai hoang , phục hóa , lấn biển góp phần làm tăng diện tích trồng trọt , lập thêm nhiều làng mới , mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước
+ Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê , phòng lụt trên quy mô lớn , hình thành hệ thống đê điều , thủy lợi hoàn chỉnh trên cả nước
- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển và duy trì với nhiều làng nghề như : dệt lụa , làm đồ gốm , rèn sắt ,...
+ Thế kỉ XVI- XVII có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như : gồm Bát Tràng ( Hà Nội) , gốm Chu Đậu ( Hải Dương ),...
+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước , vua , quan . Các hoạt động chủ yếu là : đúc tiền kim loại , đóng thuyền lớn ,....
+ Sự phát triển thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trong nước , vừa tạo được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
- Thương nghiệp :
+ Chợ làng , chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh .Hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp, nhất là kinh đô Thăng Long.
+ Hoạt động buôn báo , trao đổi với các nước trong khu vực khá phát triển với các mặt hàng phong phú như lụa , vàng , bạc, hương liệu ,...
+ Thế kỉ XI, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở Vân Đồn ( Quảng Ninh ) , Lạch Trường ( Thanh Hóa ),...
+ Từ thế kỉ XVI, các thương nhân phương Tây đã vào Đại Việt trao đổi , buôn bán
=> Việc giao thương với nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị , tiêu biểu : Thăng Long, Phố Hiến , Thanh Hà ,...
• Tư tưởng :
- Tư tưởng yêu nước thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội
- Đây là cội nguồn của tư tưởng " lấy dân làm gốc"
• Tôn giáo :
- Nho giáo :
+ Phát triển gắn liền với hoạt động học tập , thi cử thời Lý , Trần
+ Thời Lê sơ , Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn , trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ , góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức , quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài
- Phật giáo :
+ Du nhập từ thời kì Bắc thuộc , phát triển mạnh và trở thành quốc giáo trong buổi đầu độc lập
+ Các vua kế tiếp nhau dựng chùa , tạch tượng, đúc chuông, in kinh Phật
+ Nhiều cao tăng tham gia triều chính
+ Ở các làng , chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa , vừa kà níu dạy chữ , vừa là nơi tổ chức hội hè
- Đạo giáo được duy trì , phát triển trong dân gia và được các triều đại phong kiến coi trọng , đặc biêng là thời Đinh , Tiền Lê , Lý
- Thế kỉ XV-XVU , Hồi giáo , Công giáo du nhập vào Đại Việt
• Giáo dục :
- Hệ thống giáo dục được mở rộng , chủ yếu nhằm đào tạo độ ngũ quan lạu
+ 107, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tư
+ 1075 , triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài
+1076 , vua Lý cho mở Quốc Tử Giám
- Thời Trần , triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập . Bên cạnh đó còn có lớp học tư nhân ở các làng xã
- Thời Lê sơ , hệ thống trường học mở rộng trên cả nước
- Thời Tây Sơn , nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập , tiêu biểu là ban Chiếu khuyến học.
- Nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn nhân tài.
+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chữ , các kì thi được tổ chức một cách hệ thống (thi Hương , thi Hội , thi Đình )
+1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám
• Văn học:
- Dân gian : Nhiều thể loại : truyện cổ tích , sử thi , truyện ngụ ngôn , ca dao , dân ca... Nội dung : Phản ánh đời sống xã hội , đúc kết kinh nghiệm và răn dạy
- Viết :
+ Văn học chữ Hán phát triển mạnh , tiêu biểu : Chiếu dời đô ( Lý Thải Tổ ), Nam quốc sơn hà (khuyết danh ),..
Nội dung : thể hiện tinh thần yêu nước , niềm tự hào dân tộc
+ Thế kỉ XVIII, văn xuôi chữ Hán phát triển , tiêu biểu : truyện kí ( Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác ),...
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XII và phát triển mạnh thể kỉ XV-XIX. Nội dung : Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, phê phán một bộ phận quan lạu , cường hào ,.... Tiêu biểu : Quốc âm thi tập ( Nguyễn Trãi ) , Truyện Kiều ( Nguyễn Du),...
* Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang, ban hành phép "quân điền", thực hiện "ngụ binh ư nông", miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,... Triều đình hình thành những chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước phát triển. Công cuộc khai hoang, phục hóa, lấn biển được đẩy mạnh. Tăng cường đắp đê phòng lụt
+ Thủ công nghiệp: Tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều làng nghề truyền thống, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước như La Khê, Bát Tràng, Chu Đậu,... Thủ công nghiệp phát triển vừa đáp ứng nhu cầu, vừa tạo ra những mặt hàng trao đổi quan trọng.
+ Thương nghiệp: Chợ làng, huyện hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp. Hoạt động trao đổi buôn bán với các nước trong khu vực khá phát triển. Việc giao thương với nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị.
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Tư tưởng: Yêu nước thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, đó là cội nguồn của tư tưởng "lấy dân làm gốc"
+ Tôn giáo: Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử thời Lý, Trần. Phật giáo du nhập từ thời Bắc thuộc, phát triển mạnh và trở thành quốc giáo trong buổi đầu độc lập
- Văn học: Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều tác phẩm tiêu biểu chủ yếu thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Văn học chữ Nôm xuất hiện và phát triển mạnh, nội dung chủ yếu ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán xã hội bất công.
- Giáo dục: Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại. Nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài. Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, có hệ thống.
`\text{ Toithucsula #hetmetendedat}`
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK