- Trình bày được đặc điểm ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở vùng biển nước ta
- Trình bày được đặc điểm du lịch biển – đảo và khai thác chế biến khoáng sản biển ở nước ta.
- Phân tích được các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
- Giải thích được vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Giải thích được vì sao tài nguyên vùng biển và hải đảo nước ta ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng
- Giải thích được tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ
Câu 1:
-Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
-Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
-Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
-Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 2: -Du lịch biển đảo nước ta có phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo:
-Biển đảo Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn với đường bờ biển dài 3260km, hơn 1 triệu km2 mặt nước biển, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phân bố rải rác trên hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam.
-Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Hoạt động du lịch biển đảo chịu tác động của yếu tố khí hậu. Mùa hè là khoảng thời gian cao điểm của du lịch biển đảo vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng tăng cao.
-Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, không thích hợp cho các loại hình tắm biển và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường nên làm gián đoạn hoạt động du lịch biển đảo.
-Ngành khai thác muối có rất nhiều điều kiện phát triển thuận lợi:
- Biển nước ta là nguồn muối vô tận.
-Số giờ nắng cao.
- Tình hình phát triển:
+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…
-Khai thác oxit titan, cát trắng:
- Điều kiện phát triển: Nhiều bãi cát có chứa oxit titan giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê.
- Tình hình phát triển: Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).
Khai thác dầu khí:
- Điều kiện phát triển: Dầu khí là khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa.
- Tình hình phát triển:
+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp..., chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng.
Câu 3 Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng:
*Về phát triển kinh tế:
-Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản, ví dụ như:
+đánh bắt, nuôi cá, tôm
+các đặc sản: bào ngư, ngọc trai,...
*Về an ninh, quốc phòng:
+Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
+Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta
Câu 4 Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:
-Vùng biển nước ta có tiềm năng lớn, có điều kiện để phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển như nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển-đảo, dịch vụ vận tải biển. Phải phát triển kinh tế biển toàn diện, phát triển tài nguyên biển hợp lý, bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
+Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
+Môi trường đảo rất nhạy cảm với tác động của con người do có sự biệt lập và diện tích nhỏ.
+Tạo cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 5 -Nguyên nhân suy giảm tài nguyên biển đảo và ô nhiễm môi trường:
+ Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là thuỷ sản ven bờ.
+ Khai thác theo cách mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện...
+ Tài nguyên sinh học như rừng ngập mặn ven biển không được bảo vệ tốt.
+ Rác thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch ven biển và hải đảo.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản biển, đặc biệt là khai thác dầu khí.
+ Rò rỉ dầu từ các phương tiện vận tải biển.
Câu 6
-Nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì:
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm thuận lợi cho quá trình sản xuất muối.
+ Có ít cửa ra biển, chủ yếu là sông ngắn nên độ mặn của vùng nước ven biển cao.
+ Địa hình ven biển thuận lợi cho việc hình thành các ruộng muối.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm làm muối.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK