Trình bày hoạt động kinh tế trồng lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích gieo trồng lúa của vùng luôn đứng đầu cả nước, trung bình chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Năm 2000, diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng đạt 3.945,8 nghìn ha, chiếm 51,5% diện tích trồng lúa của cả nước, năm 2015 tăng lên 4.301,5 nghìn ha, chiếm 55% và đến năm 2020 là 3.963,7 nghìn ha, chiếm 54,5%. Ngành lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long đã không ngừng áp dụng cải tiến giống cây trồng, thay đổi từ giống lúa năng suất thấp chỉ đạt 2-3 tấn/ha sang các giống lúa cao sản chất lượng cao đạt 6-8 tấn/ha. Năng suất lúa của vùng hầu hết các năm đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Sự thay đổi mùa vụ từ 1-2 vụ/năm sang 3 vụ lúa chính/năm cùng với đổi mới cơ cấu giống lúa và quy trình sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất. Nhờ đó, năng suất lúa từng vụ và cả năm ở vùng tăng dần qua các năm. Năng suất lúa năm 2015 đạt 59,5 tạ/ha, cao hơn 1,9 tạ/ha so với năng suất chung của cả nước, năm 2020 đạt 60,1 tạ/ha, cao hơn 1,4 tạ/ha. Đặc biệt vụ đông xuân năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 72 tạ/ha, cao hơn 3,7 tạ/ha năng suất vụ đông xuân cả nước. Một số địa phương có năng suất lúa đông xuân năm 2021 đạt cao: Hậu Giang đạt 78,2 tạ/ha; Phú Yên đạt 77,9 tạ/ha; Bạc Liêu đạt 77,3 tạ/ha; Kiên Giang đạt 76,2 tạ/ha; An Giang đạt 74,7 tạ/ha; Đồng Tháp đạt 73,2 tạ/ha. Tính chung 20 năm từ 2000-2020, năng suất lúa bình quân toàn vùng tăng thêm 17,8 tạ/ha, làm tăng thêm hơn 7 triệu tấn lúa, chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa tăng thêm của cả nước. Bên cạnh cải tiến giống lúa, công tác cải tạo thủy lợi xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động trong tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển và đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân đã góp phần nâng sản lượng lúa của vùng từ 12,8 triệu tấn năm 1995 lên 23,8 triệu tấn năm 2020. Đóng góp lớn vào sản lượng lúa của vùng là 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp, sản lượng lúa của 3 địa phương này chiếm tới gần 50% sản lượng lúa toàn vùng. Trong đó, lúa đông xuân có sản lượng cao nhất trong 3 vụ lúa chính đóng góp khoảng 44% sản lượng lúa cả năm. Thành công của vụ lúa đông xuân đóng góp lớn đến thắng lợi của sản xuất lúa trong vùng. Vụ đông xuân năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,94 triệu tấn, tăng 365,5 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, chiếm 53,2% sản lượng lúa đông xuân của cả nước. Không những tăng nhanh về sản lượng mà chất lượng lúa gạo ngày càng cao, với các loại lúa đặc sản như IR64, OM1490, OM2031, VND95-20, MTC250, IR62032, lúa nàng thơm Chợ Ðào, Jasmine, đặc biệt là ST phục vụ xuất khẩu ngày càng mở rộng, chiếm tỷ trọng lớn về cả diện tích và sản lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
`@` Đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho trồng lúa:
$+$ Cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào, phù hợp với điều kiện sinh thái của cây lúa.
$+$ Hàng năm được bồi đắp bởi phù sa sông Mê Kông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác.
$+$ Có nhiều mùa vụ trong năm, giúp tăng năng suất lúa.
`@` Các vấn đề và giải pháp:
$+$ Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất lúa.
`->` Chuyển đổi giống lúa, áp dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
$+$ Ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
`->` Áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, giảm thiểu sử dụng hóa chất.
$+$ Giá cả biến động ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.
`->` Xây dựng các hợp tác xã, liên kết sản xuất để ổn định giá cả.
$+$ Xu hướng phát triển:
$+$ Giảm thiểu lao động thủ công, tăng năng suất.
$+$ Sử dụng các phần mềm quản lý, cảm biến để theo dõi và điều khiển quá trình sản xuất.
$+$ Phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
$+$ Tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK