Trình bày đặc điểm về văn hóa cộng đồng dân cư Thừa Thiên Huế
`@` Văn hóa cộng đồng dân cư Thừa Thiên Huế phản ánh sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Với di sản văn hóa lâu đời và độc đáo, Thừa Thiên Huế là điểm đến thu hút du khách không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn bởi những giá trị văn hóa sâu sắc. Các nghi lễ truyền thống, những bức tranh tường, những bài hát dân ca và ẩm thực đặc trưng là những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư Thừa Thiên Huế.
`--------`
`#baby`
Với diện tích trên 22.000 ha mặt nước, trải dài qua 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, vùng đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) được xem là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng phong phú, nơi sinh tồn của hàng ngàn loài sinh thủy có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, tiềm năng của vùng đầm phá mới chỉ được khai thác tập trung chủ yếu vào đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, còn tiềm năng du lịch hầu như còn bỏ ngỏ. Mặc dù vài năm trở lại đây, một số lễ hội đặc trưng của cư dân vùng đầm phá được tổ chức
qui mô rầm rộ hơn như, lễ hội Cầu ngư làng An Truyền, hội vật Làng Sình, đua thuyền, đua thúng Lăng Cô, Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi và mới đây là lễ hội "sóng nước Tam Giang"..., nhưng cũng chỉ là những tour du lịch riêng lẻ và khai thác theo mùa vụ, lại chưa nằm trên bản đồ tour, tuyến du lịch của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế nên hiệu quả chưa cao.
Lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản, toàn tỉnh đã khai thác được 3.500 ha mặt nước, với sản lượng nuôi trồng xấp xỉ 4.000 tấn; giúp người dân chuyển từ lối đánh bắt
tự nhiên sang kết hợp với nuôi trồng và làm giàu nguồn lợi hải sản, Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) cũng đã hỗ trợ Thừa Thiên - Huế thực hiện dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá (IMOLA), với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD. Dự án bao gồm việc khuyến cáo người dân địa phương phát triển các hình thức nuôi trồng thuỷ sản trên đầm phá Tam Giang dưới các hình thức thân thiện với môi trường...Tại các địa phương vùng ven đầm phá, nhất là các huyện Phú Lộc và Phú Vang, khi được giao quản lý diện tích mặt nước, người dân có ý thức hơn trong việc kết hợp sử dụng, đánh bắt và bảo vệ môi trường tốt hơn; góp phần chung tay quản lý bền vững nguồn tài nguyên đầm phá. Tại huyện Phú Vang, đã thành lập khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, với diện tích 23,6ha dựa vào cộng đồng, nhằm bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên đầm phá...
Tiềm năng đầm phá Thừa Thiên - Huế hiện được chia làm 3 vùng để khai thác là Tam Giang - Cầu Hai, Chân Mây, Lăng Cô - Hải Vân - Sơn Chà. Tại đây có các bãi biển Thuận An, Vinh Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô với hệ sinh thái đa dạng. Riêng khu vực Lăng Cô - Hải Vân - Sơn Chà đã
phát hiện được 1.580 loài sinh vật biển và sinh vật trên cạn. Các loài quý hiếm, đặc hữu được xác định theo sách đỏ Việt Nam gồm có rong biển 1 loài, san hô 7 loài, thú 19 loài, chim 4 loài, bò sát 9 loài, thực vật trên cạn 8 loài... Cảnh quan thiên nhiên khu vực này rất đẹp, có vị trí địa lý thuận lợi trên hành trình Di sản miền Trung với Phong Nha - Kẻ Bàng và cố đô Huế ở phía Bắc, Hội An và Mỹ Sơn ở phía Nam. Lăng Cô cũng là nơi xuất phát lý tưởng cho các chuyến du lịch sinh thái với phong cảnh khác nhau như thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, du lịch biển-đảo.. rất thuận lợicho hình thức phát triển du lịch thân thiện với môi trường...
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK