Trang chủ GDCD Lớp 8 Lao động là gì? Những quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động? câu hỏi 6946958
Câu hỏi :

Lao động là gì? Những quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động?

Lời giải 1 :

Bạn tham khảo!

     (Sách kết nối tri thức)

`-` Lao động là hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

`-` Theo quy định của pháp luật:

`+)` Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.

`+)` Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước.

`+)` Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động, được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động ...; có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

`+)` Người sử dụng lao động có quyển tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc, ...; có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

`+)` Cấm nhận trẻ em chưa đủ `13` tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định). Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

`#seungho`

Lời giải 2 :

Mình gửi nhé!
---

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động:
   + Quyền và nghĩa vụ lao động công dân:
       - Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
       - Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
       - Người lao động có quyền:
         + không bị phân biệt đối xử;
         + không bị cưỡng bức lao động;
         + được hưởng lương phù hợp với trình độ;
         + được hưởng chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm;
         + có quyền từ chối các công việc có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

   + Về việc lao động chưa thành niên:

       - Lao động chưa thành niên là lao động dưới 18 tuổi.
       - Lao động chưa thành niên có quyền:

         + được quan tâm, chăm sóc về lao động, sức khỏe, học tập;
         + được học văn hóa (được đi học); giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề;
         +  được làm việc theo đúng thời gian quy định (theo quy định, nếu mình không nhầm là không quá 8 tiếng một ngày và 20 tiếng một tuần).

       - Lao động chưa thành niên có nghĩa vụ thực hiện các công việc ở nơi làm việc phù hợp với lứa tuổi để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách.

       - Theo Bộ luật Lao động 2019, CẤM sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm các công việc theo quy định; CẤM nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định); cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng ngọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK