Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:  a. Có lần, cô giáo ra cho...
Câu hỏi :

Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:
 a. Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp : " Em đã làm gì để giúp mẹ? "

 b. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào " trường thọ " thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

 - Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là " trường thọ " mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là

" đoản thọ " và trị tội kẻ đã xu nịnh dâng đào

     Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Quỳnh.

       Giúp với, 30 điểm luôn nha!

Lời giải 1 :

a. Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp : " Em đã làm gì để giúp mẹ? "

-> Dùng để dẫn lời nói nhân vật

b. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào " trường thọ " thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

 - Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là " trường thọ " mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là " đoản thọ " và trị tội kẻ đã xu nịnh dâng đào. Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Quỳnh.

-> Dùng để đánh dấu hàm ý

@Hongphucnguyen

Lời giải 2 :

a)Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu là:trích dẫn nội dung của đề văn cô giáo cho

b)Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu b)

+Trường hợp "trường thọ" trong câu trạng Quỳnh thấy có người dâng vua 1 mâm đào"trường thọ"... có công dụng đánh dấu từ "trường thọ" trên có ý nghĩa đặc biệt

+Trường hợp "trường thọ"trong câu"Tâu bệ hạ,thần thấy quả đào gọi là "trường thọ" mới lấy ăn...." có công dụng dẫn lại tên gọi đặc biệt của quả đào

+Trường hợp"đoản thọ" có công dụng đánh dấu từ ngữ có ý mỉa mai về sự tâng bốc vô lí về quả đào và kẻ xu nịnh nhà vua.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK