Nêu những nét chính ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
$\textit{#hoidap247}$ / $\textit{@nuongle2}$
Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển ở nước ta Khai thác dầu khí:
+ Điều kiện phát triển: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa là dầu mỏ và khí tự nhiên, phân bố trong các bể trầm tích.
+ Tình hình phát triển:
• Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn.
• Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm.
• Ngành công nghiệp hoá dầu đang dần được hình thành.
• Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm. - Nghề làm muối:
+ Điều kiện phát triển: Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt và số giờ nắng cao.
+ Tình hình phát triển: Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
- Khai thác oxit titan, cát trắng.
+ Điều kiện phát triển: Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê.
+ Tình hình phát triển: Có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hoà).
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK