Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Bài 1. Trả lời các câu hỏi sau: a. Nêu chức năng của mỗi cơ quan trọng hệ hô hấp....
Câu hỏi :

Trả lời câu hỏi trong hình:

image

Bài 1. Trả lời các câu hỏi sau: a. Nêu chức năng của mỗi cơ quan trọng hệ hô hấp. b. Nêu khái niệm về môi trường trong của cơ thể. c. Nêu chức năng của hệ

Lời giải 1 :

-a)-Hệ hô hấp gồm, mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, có nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.  Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi thuộc hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ lọc không khí và trao đổi khí.

-b)-Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô và dịch bạch huyết

 -c)+Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất.

      + Các giác quan giúp cơ thể nhận biết kích thích từ bên ngoài ,bên trong cơ thể ; đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường xunh quanh.

- d)-ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến cơ thể, gây nghiện sau thời gian ngắn sử dụng, rất khó cai và dễ tái nghiện;  gây tổn thương hệ thần kinh, giảm sút sức khỏe, dẫn đến các tệ nạn nghiêm trọng đối với người sử dụng .

- e) - Bệnh giang mai đậu , bệnh lậu , bệnh sùi mào gà HIV

 

Lời giải 2 :

a)

Đường dẫn khí : gồm các bộ phận : mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản

- Mũi : Có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.

- Họng : Là nơi thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở họng có 6 tuyến amidan và 1 tuyến V. A chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.

- Thanh quản, khí quản và phế quản :

+ Thanh quản : Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo tiếng nói, được cấu tạo bằng sụn và các dây chằng.

+ Khí quản : Được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Mặt trong khí quản có lớp niêm mạc chứa tuyến tiết nhày với nhiều lông rung động liên tục.

+ Phế quản : Được cấu tạo bởi các vòng sụn; ở phế quản, tận nơi cuối cùng của phế quản tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ. Thanh quản, khí quản, phế quản đều có chức năng chung là dẫn khí ra vào phổi. Các lông khí quản rung động có khả năng cản các vật lạ nhỏ rơi vào. Sụn thanh thiệt của thanh quản có tác dụng như một nắp đậy, ngăn thức ăn vào thanh quản khi cơ thể nuốt thức ăn.

b)Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

c)

chức năng của hệ thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi của môi trường.

chức năng của các giác quan

Thị giác (mắt nhìn):giác quan đảm nhận vai trò tiếp nhận cũng như diễn giải các thông tin có ánh sáng chiếu vào và đi vào mắt. 

Thính giác (tai nghe):Thính giác hay cụ thể hơn là tai và tế bào thần kinh đảm nhận chức năng nghe các thông tin dưới dạng âm thanh từ bên ngoài môi trường. Sau đó truyền về não bộ để não bộ phân tích và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Thính giác con người sẽ bao gồm 2 loại đó là thính giác ngoại vi và thính giác trung tâm.

Vị giác (miệng lưỡi):Vị giác được nhiều người cho rằng là lưỡi nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh được. Câu trả lời chính xác nhất gồm có lưỡi, biểu mô của họng, nắp thanh quản. Tác dụng của vị giác đó là phát hiện mùi vị thực tế của vật, thực phẩm… khi đưa vào khoang miệng.

Khứu giác (mũi ngửi)

Khứu giác ở đây chính là giác quan dùng để cảm nhận mùi khi chưa đưa vào khoang miệng. Cụ thể, bộ phận thực hiện vai trò này chính là chiếc mũi. Mùi của đồ vật, thực phẩm khác hoàn toàn so với vị mà nó mang lại. 

Xúc giác (cảm giác khi tiếp xúc)

Cuối cùng đó chính là xúc giác hay nói cách khác là cảm giác khi tiếp xúc trực tiếp. Những bộ phận đảm nhận vai trò này chính là chân, tay, đầu, da, bất cứ bộ phận nào chạm vào được. 

d)

Gây khó ngủ, kiến cho hệ thần kinh không được phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Khiến cho người sử dụng không tự chủ được bản thân, gây ảo giác.
e)

Bệnh lậu

Giang mai

Bệnh herpes sinh dục

Sùi mào gà

HIV/AIDS

$\Tn{}$

 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK