Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 viết bài văn tả cây bàng theo trình tự thời gian câu hỏi 6933771
Câu hỏi :

viết bài văn tả cây bàng theo trình tự thời gian

Lời giải 1 :

Đầu ngõ nhỏ dẫn vào nhà em có một cây bàng rất lớn. Cây bàng ấy đã sống ở đây từ rất lâu về trước, đến mức trở thành biểu tượng và là tên gọi cho con ngõ nhà em.

Cây bàng cây không quá cao, chỉ chừng gần 7m. Nhưng thân cây thì to lắm, to hơn những cây bàng được trồng ở trường em nhiều. Phải cả ba đứa trẻ mới có thể ôm hết được một vòng thân cây. Lớp vỏ bên ngoài thân cây rất dày, có màu nâu đen, nhiều chỗ nứt ra thành khe, thành rãnh như mặt ruộng mùa hạ. Phần gần mặt đất, gốc bàng được quét vôi trắng rất dày, chứng tỏ đã được quét đi quét lại nhiều lần. Đó là cách mà người ta bảo vệ cây bàng già khỏi mối mọt đó. Thân bàng mọc lên cao chừng 4m, sau đó chẽ ra làm dôi, tạo ra hai nhánh cây lớn. Mỗi nhánh cây sẽ vươn ra một phía, rồi đẻ con, đẻ cháu. Họ hàng cành bàng đông đúc, chen chúc nhau tạo nên vòm lá khổng lồ. Những chiếc lá bàng to như trang vở của em, hình dáng trông như giọt nước. Chúng thường mọc chụm lại thành nhóm ba đến năm lá, tạo thành dáng như bông hoa to lớn. Lá bàng không quá dày nhưng rất dai, mặt trên của lá xanh bóng như được quét một lớp mỡ. Mặt dưới có gân lá lá nổi lên và bề mặt hơi nham nhám. Lá bàng vào mùa thu đông sẽ chuyển đỏ cam loang lổ như bị lọ nước sơn đổ lên trông rất đẹp. Mỗi chiếc lá sẽ có màu sắc khác nhau, tạo nên sự đa dạng và thú vị. Em thích nhất là những buổi chiều tối, chạy ra gốc bàng chờ lá rụng xuống, chọn nhặt những chiếc lá đẹp nhất để mang về cất làm kỉ niệm.

Dưới gốc bàng ấy, em chờ bố mẹ đi làm về, đứng đợi bạn cùng đi học. Đó cũng là nơi em và các bạn nô đùa mỗi cuối tuần. Em mong rằng, dù con phố này ngày càng phát triển hơn nữa, thì người ta vẫn sẽ giữ cây bàng lại, để nó tiếp tục tỏa bóng mát cho con đường.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK