Trang chủ Hóa Học Lớp 12 Câu 1 : Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau...
Câu hỏi :

Câu 1 : Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Mg, Al2O3, Al                      B. Mg, Na, K

C. Fe, Al2O3, Mg                      D. Zn, Al2O3, Al

Câu 2: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A sau thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho 12,6 gam Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 14,5 gam hỗn hợp kim loại. Gỉa thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Gía trị của t là?

A. 1,0                                      B. 1,2

C. 0,3                                      D. 0,8

Câu 3 : Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400 ml dung dịch KHSO4 0,4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m là?

A. 0,96                                    B. 1,92

C. 2,4                                      D. 2,24
Giúp mink với giải chi tiết ra nhá 

Lời giải 1 :

Câu 1:
Phương pháp:
- Xem lại tính chất hóa học của NaOH có trong chương trình hóa học lớp 12
- Dựa vào các phương án và tính chất hóa học của NaOH để tìm ra đáp án đúng
giải chi tiết 
Ta dùng NaOH để phân biệt Mg, Al2O3, Al
Hiện tượng: Mg không tham gia phản ứng
Al2O3 tan trong NaOH nhưng không có khí thoát ra
Al tan trong NaOH và có khí thoát ra
Al2O3 + NaOH→ NaAlO2 + H2O
Al + H2O + NaOH →NaAlO2 + 3/2H2
Đáp án A

Câu 2:
Phương pháp:
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron để giải bài toán
Hướng dẫn giải:
Ta có phương trình :
2 AgNO3 + H2O → 2Ag +  2 HNO3 + ½ O2
Gọi n H+ là a (mol) => n Ag sinh ra là a mol
-> Dung dịch Y gồm NO3- (0,15 mol); H+ (a mol); Ag+ (0,15-a mol)
Cho Fe vào Y thu được hỗn hợp kim loại và khí NO
=> nNO = nH+/4 = a/4 (mol)
Số mol NO3- sau phản ứng là: 0,15 – a/4 (mol)
(bảo toàn nguyên tố N)
Khi cho Fe dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn trong dung dịch chỉ gồm có Fe (NO3)2
Vậy, nFe2+ tan trong dung dịch = n NO3-/2 = (0,15 – a/4)/2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
12,6 – 56 * (0,15 – a/4)/2 + 108 * (0,15 – a) = 14,5
=> a = 0,1 mol
Vậy n e trao đổi = a = 0,1 mol
Áp dụng phương trình Faraday
 t = 0,1.96500/(2,68.3600)= 1 giờ
Đáp án A
Câu 40:
Ta có nH+ = 4nNO + 2nO => nO = 0,04 => nFe3O4 = 0,01 (mol)
Xét dung dịch Y: Fe2+ (a mol ), Fe3+ (b mol ), NO3- (c mol ), K+ (0,16 mol ), SO42- (0,16 mol )
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:2a + 3b + 0,16 = c + 0,16.2 (1)
Xét dung dịch Y 29,52 gamm muối = 56(a + b) + 62c + 0,16.39 + 0,16.96 = 29,52 (2)
Có 0,22 mol NaOH phản ứng với dịch Y
=> nNaOH = 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2a +3b = 0,22 (3)

Từ (1), (2), (3) => a = 0,005; b = 0,07; c = 0,06Cu + 2 Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+
nCu = b/2 = 0,035 (mol) => mCu = 2,24 gam
Đáp án D

Lời giải 2 :

Câu 1: A

Câu 2 A

Câu 3 :D

 

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK