Trang chủ GDCD Lớp 12 Giúp ạ 1.Giải thích Bạo lực học đường là gì? 2.Thực trạng 3. Nguyên nhân 4.Hậu quả 5.Giải pháp
Câu hỏi :

Giúp ạ

1.Giải thích Bạo lực học đường là gì?

2.Thực trạng

3. Nguyên nhân

4.Hậu quả

5.Giải pháp

Lời giải 1 :

$1.$

$-$ Bạo lực học đường là những hành vi sử dụng sức mạnh thể chất, tinh thần hoặc lời nói để xâm hại, làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, danh dự, nhân phẩm của người khác xảy ra trong trường học hoặc trên đường đến trường, về nhà từ trường.

$2.$

$-$ Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, đã xảy ra 1409 vụ việc bạo lực học đường trên toàn quốc.

$3.$

$-$ Ở độ tuổi dậy thì, các em học sinh có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ bị kích động, nóng giận và thiếu kiềm chế.

$-$ Cha mẹ thường xuyên sử dụng bạo lực để giáo dục con cái có thể khiến các em học sinh có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

$-$ Nhà trường quản lý học sinh chưa chặt chẽ, buông lỏng kỷ luật, thiếu các biện pháp giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống có thể dẫn đến gia tăng các hành vi bạo lực học đường.

$-$ Môi trường xã hội có nhiều tác động tiêu cực đến học sinh như sự phát triển của mạng xã hội, sự bùng nổ của các loại hình giải trí bạo lực, sự suy thoái đạo đức,... có thể khiến học sinh học theo những hành vi bạo lực.

$4.$

$-$ Nạn nhân bị thương tích, tổn hại sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

$-$ Kẻ gây ra hành vi bạo lực mất nhân tính, ích kỷ, coi thường người khác.

$-$ Môi trường giáo dục mất an toàn, lành mạnh.

$-$ Gây mất an ninh trật tự xã hội.

$5.$ 

$-$ Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với con cái để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em. 

$-$ Nhà trường cần lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống vào chương trình học chính khóa và ngoại khóa để giúp học sinh hình thành nhân cách tốt đẹp.

$-$ Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của bạo lực học đường để mọi người chung tay phòng chống.

Lời giải 2 :

$\textit{#hoidap247}$ / $\textit{@nuongle2}$

Câu 1: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo , xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác gây tổn hại về mạc thể xác và tinh thần của con người. Những hành vi đó thường xuất hiện ở Các trường Tiểu Học, THCS, THPT ( Có nhiều người học cùng lớp nhau nhưng ghét nhau rủ nhau nghỉ chơi với nhau lăng mã nhân phẩm người khác )

Câu 2:

Theo thống kê thì mỗi năm nước ta có đến hàng trăm vụ bạo lực học đường và mức độ nghiêm trọng thì ngày càng đáng báo động Các em học sinh không chỉ dừng lại ở hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của người bị hại mà các em còn quay lại clip up lên các trang mạng xã hội gây nên nhiều nhức nhối. Hành vi bạo lực học đường có những dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng đáng lo ngại nhất là thái độ thờ ơ, vô cảm từ phía nhà trường, ngành giáo dục trong cách xử lý vấn đề về bạo lực học đường. 

Câu 3:

Lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi – lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý và hình thành tính cách. Đây là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, bởi chúng sẽ trở nên rất nhạy cảm và bắt đầu xuất hiện cảm giác “trở thành người lớn Khi xã hội ngày càng phát triển, bố mẹ càng trở nên bận rộn hơn với công việc. Họ đi làm từ sáng sớm đến tận tối khuya và mặc cho con cái với những chiếc smartphone, ipas…

Sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội, vì các em trong độ tuổi mới lớn sẽ rất tò mò với những điều thú vị mà mạng xã hội lại đáp ứng được điều đó.

Một góc khuất nữa đến từ sự quản lý của nhà trường, có những thầy cô thờ ơ, thậm chí vô cảm trước những hành vi ngang ngược của học sinh.

Câu 4: Các nạn nhân là các em học sinh sẽ phải mang trên mình những vết thương về thể xác nhưng vết thương ấy sẽ lành. Còn những khủng hoảng trầm trọng về tinh thần và nỗi ám ảnh sẽ theo các em cả cuộc đời và ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em.

Câu 5: Trước hết là từ phía gia đình, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian cho can cái hơn để tâm sự cùng con và chia sẻ cho các con những tình cảm yêu thương nhất.

Tiếp đó là trách nhiệm từ phía nhà trường. Nếu không phát hiện sớm hoặc thờ ơ thì hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn.Thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tuyên truyền cho các bạn học sinh về bạo lực học đường và những nguy hại của nó đến cuộc sống của những nạn nhân bị bạo lực học đường.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK