Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Phân tích hành động của Mị được miêu tả trong đoạn trích sau để thấy sức sống mãnh liệt của...
Câu hỏi :

Phân tích hành động của Mị được miêu tả trong đoạn trích sau để thấy sức sống mãnh liệt của nhân vật:
"Lú cấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng
Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi
Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lạ iquậ tsức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn bang đi. Mị đuổi kip A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phu chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất."

Lời giải 1 :

Tô Hoài là một trong những cây bút tài ba của nền văn học Việt Nam. Với vốn ngôn ngữ phong phú và sự am hiểu về phong tục và nếp sống sinh hoạt của người miền núi. Ông đã dành nhiều tâm sức để viết về mảng đề tài này. Phía sau những phong tục tập quán đó, chúng ta còn cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn tính cách khi Tô Hoài đưa những nét vẽ về vẻ đẹp người miền núi. Truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ " cũng là một tác phẩm như vậy, hiện lên rõ nét và gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc đó chính là cuộc đời khốn cực, đầy bất hạnh của Mị, nhưng đồng thời nổi bật lên nét đẹp của sức sống tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật Mị. Truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ " là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng nhà văn Tô Hoài theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc, trực tiếp tiếp xúc với đời sống nhân dân, đồng bào . Nhà văn kể lại những ngày tháng ấy và đôi lời nhắn gửi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không khuất phục bọn thống trị đày đọa, giam cầm cuộc sống người dân trong cảnh tối tăm, tìm cách vùng lên phản kháng, chống trả lại để tìm cho mình được lối đi của cuộc sống tự do. Và nhân vật Mị và A Phủ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, bổ sung cho nhau, họ có cuộc đời riêng nhưng lại cùng đồng cảm với nhau, cùng chung số phận. Trong đó, nhân vật Mị được Tô Hoài đặc biệt xây dựng nét tâm lý. Từ đó, tác giả muốn qua nhân vật để khắc họa nét đặc sắc trong tâm hồn của người dân vùng miền núi Tây Bắc một cách chân thật và gần gũi nhất. Đoạn trích trên nói về việc Mị vùng lên trong đêm để cứu A Phủ , hành động bất ngờ, táo bạo nhưng vẫn rất hợp lí.

Hành động Mị cởi trói cho A Phủ: rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây; thì thào Đi Ngay...'' Đây là một hành động bất ngờ, táo bạo nhưng quyết liệt và hợp lí. Thời điểm bấy giờ Mị cũng không còn sợ như trước, chẳng chút phân vân do dự nào, Mị rút con dao nhỏ cắt dây mây ra cắt dây trói cho A Phủ và chỉ kịp thốt lên: Đi ngay! Nhịp văn nhanh, gấp gáp, đã khiến người đọc tưởng tượng ra khung cảnh mà tâm trạng của Mị lúc này hoảng hốt, hoảng sợ và vô cùng căng thẳng. Khi thấy A Phủ chạy xuống chân núi Mị đứng lặng trong bóng tối. Vốn dĩ, Mị đã mang trong mình khát khao tự do, Mị dám vượt qua con ma nhà thống lí thì hà cớ gì lại không thể chạy theo A Phủ, từ bỏ những đau buồn phía sau? . Rồi Mị chạy theo A Phủ thật, câu văn chỉ có sáu chữ được đứng ngay ở trọng tâm xoáy sâu vào tình huống Mị đấu tranh tư tưởng nên đi hay ở lại. Một lần nữa Mị đấu tranh nội tâm gay gắt nên đi hay ở lại. Nếu Mị chọn ở lại, nhà thống trí sẽ bắt Mị, lại trói Mị như trước kia và cuộc đời Mị lại trở thành địa ngục trần gian. Chỉ có cách này thì cô gái ấy mới có thể giải thoát được chính cuộc đời đen tối của mình. Rồi Mị quyết định vùng chạy theo A Phủ thật Ở đây thì chết mất, Mị đã nhận thức được sự thật rằng cuộc đời mình sẽ trở nên đau khổ và lụi tàn như thế nào khi tiếp tục ở lại. Qua hành động này để thấy được sức sống tiềm tàng và khát khao sống mãnh liệt của cô gái trẻ. Có thể cho rằng, hành động cắt đứt dây, cởi trói cho A Phủ là hành động tuy bất ngờ, táo bạo nhưng lại hoàn toàn hợp lý với diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị. Nếu như Mị đã từng vô cảm, dửng dưng trước những tình cảm của người khác, bởi cô ấy cho rằng họ cũng chẳng khác gì mình, cũng chịu đau đớn do cái ác của bọn nhà thống lí gây ra thôi, cô đã chai lì với hình ảnh ấy. Bản chất con người Mị vẫn là một con người ham sống, khao khát được tự do, căm ghét cái ác và sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Hình ảnh cô gái Mị cầu xin cha để không bị bán cho nhà thống lí, hành động muốn ăn lá ngón để kết liễu cuộc đời mình hay những bước chân vùng vẫy trong đêm tình mùa xuân mặc cho sợi dây trói siết chặt, cứa vào tay chân, đầu cổ nhưng chẳng gì có thể ngăn được một con người ý chí như cô. Hành động cởi trói của Mị được đánh giá là một chi tiết đắt giá đã đánh dấu bước chuyển lớn trong diễn biến tâm lí của Mị. Với hành động táo bạo ấy, nhà văn Tô Hoài đã ngợi ca sâu sắc khao khát sống mãnh liệt của nhân vật, những hành động ấy có cơ sở là bản tính mạnh mẽ của Mị; là khi Mị thoát khỏi trạng thái vô cảm ngày thường. Hành động ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong con người Mị. Hành động cứu người và tự cứu mình của Mị nói lên khát vọng sống mãnh liệt, bền bỉ cuối cùng đã chiến thắng ngục tù của chế độ phong kiến tàn bạo; bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Diễn tả hành động và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ông đồng cảm, xót thương cho số phận Mị nói riêng cũng chính là số phận của con người vùng cao nói chung.

Qua tác phẩm ta có thể cảm nhận sâu sắc tính cảm của Tô Hoài dành cho từng nhân vật. Không chỉ thế còn phê phán, lên án tội ác của cha con thống lí, tội ác của thế lực phong kiến đã dồn con người tới bước đường cùng. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là bức tranh sinh động miêu tả cuộc đời bất hành và cùng với đó ngợi ca sức mạnh tiềm tàng, khao khát sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc của người dân lao động vùng miền núi. Nhà văn đã sử dụng những ngôn từ trong sáng, giản dị, gần gũi làm nên thiên truyện của mình đến gần hơn với người đọc. Kết hợp cùng với lối kể chuyện sinh động, lôi cuốn và linh hoạt, giọng điệu đầy chất thơ càng làm nổi bật lên tác phẩm. Tác giả như hóa thân vào nhân vật, xây dựng tâm lí nhân vật một cách xuất sắc, cùng các tình huống chuyện được tạo dựng vô cùng đặc sắc. Tất cả đã tạo nên tầm vóc của nhà văn lớn mang danh Tô Hoài.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK