Trang chủ Hóa Học Lớp 12 Hỗn hợp E chứa hai ancol X, Y (đều đơn chức, mạch hở, số nguyên tử C<6) trong đó Y...
Câu hỏi :

Hỗn hợp E chứa hai ancol X, Y (đều đơn chức, mạch hở, số nguyên tử C<6) trong đó Y
có một liên kết ba C≡C trong phân tử. Cho a mol E vào bình đựng K dư thấy có 0,56 lít khí
(đktc) thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần dùng vừa đủ 0,205 mol O2. Mặt khác, đun nóng
lượng E trên với H2SO4 đặc ở 1400C thu được tối đa 2,47 gam ete. Phần trăm khối lượng của Y
trong E là
A. 24,67%. B. 31,97%. C. 38,36%. D. 36,27%.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 `C,`

Giải thích các bước giải:

 `n_{H_2}=(0,56)/(22,4)=0,025(mol)`

`=>n_{\text{-OH có trong ancol}}=0,025.2=0,05(mol)`

Trong E, hai ancol đều là 2 ancol đơn chức `=>n_{\text{ancol}}=0,05(mol)`

`+` Xét phản ứng ete hóa tổng quát :

`2R-OH->ROR+H_2O`

`0,05`               `\to 0,025(mol)`

Bảo toàn khối lượng :

`m_{\text{ancol}}=m_{e t e }+m_{H_2O}=2,47+0,025.18=2,92(g)`

`=>m_E=2,92(g)`

`+` Xét phản ứng đốt cháy E :

Gọi `n_{CO_2}=x;n_{H_2O}=y`

Sơ đồ :$ E(ROH)+O_2\xrightarrow{t^o} \begin{cases} CO_2\\H_2O \end{cases}$

Bảo toàn khối lượng :

`2,92+0,205.32=44x+18y(1)`

Bảo toàn nguyên tố `O:`

`0,05+0,205.2=2x+y(2)`

Từ (1) và (2):

$\begin{cases} x=0,15\\y=0,16 \end{cases}$

Nhận xét : đốt cháy E mà `n_{H_2O}>n_{CO_2}`, chứng tỏ phải có một chất là no

`=>X` là ancol no

Gọi `n_X=a;n_Y=b`

Số `C` trung bình trong E : ${C}=(0,15)/(0,05)=3$

Vậy sẽ xảy ra 2 trường hợp :

`@` Trường hợp 1 : cả 2 ancol đều có số C là `3`

`=>Y` chỉ có thể là `CH≡C-CH_2-OH`

`X` là `C_3H_7OH`

Ta có : $\begin{cases} a+b=0,05\\60a+56b=2,92 \end{cases}$

`=>`$\begin{cases} a=0,03\\b=0,02 \end{cases}$

`=>\%m_Y=(0,02.56)/(2,92).100\%≈38,36\%`

`@` Trường hợp 2 : có 1 ancol có số C bé hơn 3, và ancol còn lại có số C lớn hơn 3 nhưng bé hơn 6

`=>X` có số C bé hơn 3, Y có số C lớn hơn `3`

Độ bất bão hòa của Y là `k_Y=2+n` (n tối đa là `2`)

Ta có : `-a+(1+n)b=0,15-0,16=-0,01(**)`

`n_{CO_2}=aC_X+bC_Y=0,15`

`a+b=0,05<=>a=0,05-b`

`+` Khả năng 1 : X là `CH_3OH`

`=>a=0,15-bC_Y`

`=>0,05-b=0,15-bC_Y`

`=>bC_Y-b=0,1`

`=>b=(0,1)/(C_Y-1)`

Ta có `(**)` tương đương : 

`b=(0,04)/(2+n)`

`=>(0,04)/(2+n)=(0,1)/(C_Y-1)`

`->2C_Y-5n=12`

Không có trường hợp thỏa mãn

`+` Khả năng 2, khi X là `C_2H_5OH`, giải tương tự

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK