Hoàn thành bảng sau ,(sgk lịch sử và địa lý chân trời sáng tạo)
Đáp án`+`Giải thích các bước giải:
`-` Khí hậu:
`+` Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng `26^{0}C` và có sự phân hoá theo chiều bắc `-` nam. Nhìn chung, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam
`+` Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trên biển từ `1100` đến `1300` `mm`/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền của nước ta
`+` Chế độ gió:
`@` Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển
`@` Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng `10` đến tháng `4`; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam
`@` Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt `5 - 6` `m`/`s` và cực đại tới `50` `m`/`s`
`-` Hải văn:
`+` Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm:
`@` Dòng biển lạnh theo gió mùa đông
`@` Dòng biển nóng theo gió mùa hạ
`+` Chế độ triều: Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau. Trong đó:
`@` Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống
`@` Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều
`+` Độ muối: Độ muối bình quân của Biển Đông là `32 - 33`‰. Độ muối thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK