Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1: Trình bày những lợi thế phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp công nghiệp và du lịch...
Câu hỏi :

Câu 1: Trình bày những lợi thế phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp công nghiệp và du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Câu 2:Hãy cho biết ảnh hưởng của khí hậu và vai trò của sông hồ đối với sản xuất và đời sống của con người Phú Thọ.

Nhanh chuẩn nhất mik cho hay nhất + 5 sao nha mik cần gấp

Lời giải 1 :

Đáp án:

hú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

– Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;

– Tỉnh Hòa Bình về phía Nam;

– Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;

– Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam;

– Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.

Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.

  1. Địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

– Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 – 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản… để phát triển kinh tế – xã hội còn hạn chế.

– Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 – 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế – xã hội khác.

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân.

  1. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 – 87%.

Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

  1. Thủy văn

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

  1. Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm:

– Thành phố Việt Trì đô thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh và là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam) với 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Tân Dân, Minh Phương, Minh Nông và 10 xã: Vân Phú, Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương.

– Thị xã Phú Thọ với 10 đơn vị hành chính gồm 5 phường: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, Thanh Vinh, Trường Thịnh và 5 xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung.

– Huyện Thanh Sơn với 23 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Thanh Sơn và 22 xã: Sơn Hùng, Địch Quả, Giáp Lai, Thục Luyện, Võ Miếu, Thạch Khoán, Cự Thắng, Tất Thắng, Văn Miếu, Cự Đồng, Thắng Sơn, Tân Minh, Hương Cần, Khả Cửu, Tân Lập, Đông Cửu, Yên Lãng, Yên Lương, Thượng Cửu, Lương Nha, Yên Sơn, Tinh Nhuệ.

– Huyện Tân Sơn với 17 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Tân Phú và 16 xã: Lai Đồng, Tam Thanh, Kim Thượng, Xuân Đài, Minh Đài, Mỹ Thuận, Vinh Tiền, Văn Luông, Tân Sơn, Xuân Sơn, Thu Cúc, Thạch Kiệt, Long Cốc, Kiệt Sơn, Thu Ngạc, Đồng Sơn.

– Huyện Yên Lập với 17 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Yên Lập và 16 xã: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Trung Sơn, Xuân Thủy, Hưng Long, Nga Hoàng, Thượng Long, Đồng Thịnh, Phúc Khánh, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc.

– Huyện Cẩm Khê với 31 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Sông Thao và 30 xã: Cát Trù, Cấp Dẫn,Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Cam, Đồng Lương, Hiền Đa, Hương Lung, Ngô Xá, PhúKhê, Phú Lạc, Phùng Xá, Phương Xá, Phượng Vĩ, Sai Nga, Sơn Nga, Sơn Tình, TamSơn, Tạ Xá, Thanh Nga, Thuỵ Liễu, Tiên Lương, Tình Cương, Tùng Khê, Tuy Lộc,Văn Bán, Văn Khúc, Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Yên Tậρ.

– Huyện Tam Nông với 20 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Hưng Hóa và 19 xã: Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương, Dị Nậu, Thọ Văn, Hương Nộn, Cổ Tiết, Văn Lương, Tam Cường, Thanh Uyên, Hiền Quan, Hương Nha, Vực Trường, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ.

– Huyện Thanh Thủy với 15 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn  Thanh Thủy và 14 xã: Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Trung Thịnh, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Bảo Yên, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc, Đào Xá.

– Huyện Hạ Hòa với 33 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Hạ Hòa và 32 xã: Ấm Hạ, Bằng Giã, Cáo Điền, Chuế Lưu, Chính Công, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Động Lâm, Gia Điền, Hương Xạ, Hà Lương, Hậu Bổng, Hiền Lương, Lâm Lợi, Lang Sơn, Liên Phương, Lệnh Khanh, Mai Tùng, Minh Côi, Minh Hạc, Phương Viên, Phụ Khánh, Quân Khê, Văn Lang, Vô Tranh, Vụ Cầu, Vĩnh Chân, Xuân Áng, Y Sơn, Yên Kỳ, Yên Luật.

– Huyện Thanh Ba với 27 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Thanh Ba và 26 xã: Thanh Vân, Vũ Yển, Phương Lĩnh, Khải Xuân, ĐÔng Lĩnh, Thái Ninh, Đỗ Xuyên, Yểm Khê, Thanh Xá, Hanh Cù, Hoàng Cương, Sơn Cương, Đỗ Sơn, Lương Lỗ, Chí Tiên, Đông Thành, Đồng Xuân, Yên Nội, Thanh Hà, Võ Lao, Năng Yên, Đại An, Ninh Dân, Vân Lĩnh, Quảng Nạp, Mạn Lạn.

– Huyện Đoan Hùng với 28 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Đoan Hùng và 27 xã: Đông Khê; Nghinh Xuyên; Hùng Quan; Vân Du; Chí Đám; Hữu Đô; Đại Nghĩa; Phú Thứ; Hùng Long; Vụ Quang; Minh Phú; Chân Mộng; Vân Đồn; Minh Tiến; Tiêu Sơn; Yên Kiện; Sóc Đăng; Ngọc Quan; Phong Phú; Phương Trung; Tây Cốc; Ca Đình; Phúc Lai; Quế Lâm; Bằng Luân; Bằng Doãn; Minh Lương.

– Huyện Lâm Thao với 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Lâm Thao và 13 xã: Hùng Sơn, Tiên Kiên, Xuân Huy, Xuân Lũng, Thạch Sơn, Sơn Vy, Hợp Hải, Sơn Dương, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã.

– Huyện Phù Ninh với 19 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Phong Châu và 18 xã: Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận, Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú, Phù Ninh.

  1. Dân số toàn tỉnh trên 1,37 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em, mật độ dân số 388 người/km2 (Theo niên giám Thống kê năm 2015).
  2. Phú Thọ có lượng lao động dồi dào, trên 840.000 người, chủ yếu là lao động trẻ. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 58%, trong đó tỉ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,5% (Theo số liệu kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2017).
  3. Giao thông vận tải:

Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

– Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ côn Minh – Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế – xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 – đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân – Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.

– Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.

– Đường thủy: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nới hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

  1. Hạ tầng y tế, giáo dục:

Tỉnh Phú Thọ hiện có trên 480 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện (1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh viện đa khoa huyện, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân), 13 trung tâm y tế và 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số giường bệnh là gần 5.900 giường. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế là trên 5.900, trong đó có trên 1.300 bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I, đến nay, bệnh viện có quy mô 1300 giường, trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hóa.

Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với Trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì và các trường cao đẳng, các trường trung học dạy nghề khác luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.

  1. Ngân hàng, tài chính, hải quan, kho vận

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất Việt Nam như: Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Công thương tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh, Ngân hàng cổ phần Quân đội Việt Trì, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tỉnh Phú Thọ… Qua đó, đủ khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất – kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác cũng được hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh.

Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

  1. Hạ tầng điện nước, bưu chính viễn thông

– Hệ thống điện:Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (Từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.\- Cấp nước: Hiện nay, 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch. Thành phố, thị xax, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000m3/ngày đêm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nước thô phục vụ sản xuất nông nghiệp.

– Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn tỉnh tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia, đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc.

  1. Tổng quan du lịch Phú Thọ: Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ ngàn đời xưa các Vua Hùng đã chọn đây là đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng nhà nước Văn Lang (nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam). 

Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm, vùng chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nơi hợp lưu của ba con sông: Sông Thao, sông Lô, sông Đà, bao bọc giữa hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì, tựa lưng vào vùng đồi núi san sát như bát úp phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, mặt hướng ra vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu rộng mệnh mông. Phú Thọ có nhiều cảnh quan đang dạng được thiên nhiên ban tặng làm nên một vị trí đắc địa: sơn chầu, thuỷ tụ. Phú Thọ có nhiều danh lam thắng cảnh  như: Ngã ba Bạch Hạc, Ao Giời Suối Tiên, Đầm Ao Châu, Đầm Vân Hội, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn… là tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng quý báu để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khám phá.

Đền Hùng – nơi thờ tự các Vua Hùng trở thành nơi thờ cúng Tổ tiên, nơi tụ hội và thể hiện sức mạnh, ý chí đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam ngày nay. Trên mảnh đất này còn lưu giữ 1.372 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 219 di tích cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, lễ rước kiệu Hùng Lô, hội Phết Hiền Quan… cùng các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo. Trong đó, Hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là nguồn di sản văn hóa vô giá mang đậm bản sắc văn hóa nguồn cội và đó chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách thập phương.

Với các điểm đến tâm linh hấp dẫn: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, đền Lăng Sương, thành phố lễ hội Việt Trì…, các điểm đến danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi ban tặng: Vườn Quốc gia Xuân Sơn với hệ thống rừng nguyên sinh, hang động kỳ thú và thác nước; khu nước khoáng nóng có lợi cho sức khỏe Thanh Thủy, đầm Ao Châu, Ao Giời – suối Tiên… Phú Thọ có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, du lịch di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh….

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày một lớn, trong những năm qua, hệ thống các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ, các khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí từng ngày được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, Phú Thọ đã có 328 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 32 khách sạn, 296 nhà nghỉ),14 hãng lữ hành, trên 9.000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch; chất lượng các dịch vụ du lịch đang ngày được nâng lên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của du khách và  mở cửa đón các nhà đầu tư đến với Phú Thọ.

  1. Di sản văn hóa thế giới tại Phú Thọ

*/ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 6/12/2012, tại kỳ họp thứ 7, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lần đầu tiên một di sản văn hóa của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng.

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là phong tục có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống tiêu biểu, thể hiện chữ hiếu, lòng biết ơn và triết lý “Con người có tổ, có tông”. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, nhưng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt, có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và liên quan đến thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam. Trong đó, Đền Hùng là trung tâm thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Ngàn đời nay, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3, người Việt vẫn hành hương về nơi cội nguồn đất Tổ để tri ân các Vua Hùng – những người đã có công dựng nước, giữ nước.

Từ khi nước nhà được độc lập Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng thông qua nhiều hoạt động trong đó có đầu tư nguồn kinh phí nhằm tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên chung của dân tộc. Ngày 18 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 22C NV/CC quy định về những ngày lễ lớn hằng năm, trong đó có ghi giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày. Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Quốc hội đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày giỗ Tổ Hùng Vương  (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Ngày nay, giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày lễ lớn của cả nước và được Chính phủ quy định cụ thể về quy mô tổ chức theo năm chẵn, năm tròn và năm lẻ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn Nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương về tổ chức nghi thức lễ đối với tỉnh Phú Thọ (nơi có Di tích lịch sử Đền Hùng) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đền thờ Vua Hùng, các di tích liên quan đến các Vua Hùng.

Trong những năm qua, thực hiện cam kết trong chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phát huy giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, bên cạnh việc nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thì tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tín ngưỡng. Hằng năm, giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống. Các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng tích cực tham gia đề án góp giỗ theo đúng truyền thống cúng giỗ của người Việt. Từ năm 2013 – 2017, đã có 24 tỉnh, thành phố tham gia góp giỗ và công đức tu bổ Di tích Đền Hùng. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, đồng bào trong và ngoài nước cũng đã tích cực tham gia góp giỗ và công đức bằng hình thức xây dựng những công trình, trùng tu, tôn tạo các di tích trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng với nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Các công trình đền, đài, lăng tẩm được tu bổ khang trang trên cơ sở giữ nguyên các giá trị của di tích gốc nhằm bảo tồn, giữ gìn “không gian thiêng”. Bên cạnh đó, tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh và cả nước. Thông qua kiểm kê nắm bắt tổng thể và thực trạng không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để có biện pháp bảo tồn, khôi phục và phát huy. Song song với đó, tổ chức sưu tầm, bổ sung các truyền thuyết, các nghi thức, trò diễn dân gian liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở các làng quê.

Phú Thọ đã rất chú trọng đến việc trao truyền thực hành tín ngưỡng cho các thế hệ tiếp nối. Vào những kỳ lễ hội, các nghi thức tế lễ được giới thiệu, nhận diện giá trị và hướng dẫn việc thực hành cho những người trực tiếp tham gia, đặc biệt là lớp trẻ thông qua các cuộc tập huấn về tín ngưỡng và thực hành nghi lễ. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cộng đồng các địa phương tổ chức nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn; xây dựng 01 ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Tỉnh cũng đã xây dựng đề án “Xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”. Chú trọng bảo tồn và phát huy hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”.

Biểu tượng Vua Hùng và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là hình tượng của một ý thức dân tộc sâu sắc như sự minh triết văn hóa được ông cha ta để lại, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sợi chỉ gắn kết người Việt ở khắp mọi miền đất nước, kể cả người việt đang sống xa Tổ quốc lại với nhau; góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – thờ cúng ông Tổ chung của cả nước, có lẽ hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất dân tộc Việt Nam, đó là bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

*/ Hát Xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp suốt 6 năm qua. Bằng đề án và kế hoạch hành động cụ thể, sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của nhân dân và đặc biệt của các cộng đồng Xoan, tỉnh Phú Thọ đã phục hồi và tạo sức sống mãnh liệt cho di sản Hát Xoan. Theo Ủy ban liên chính phủ, Hát Xoan Phú Thọ đảm bảo đủ 5 tiêu chí vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tinh thần Công ước năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang; 1.000 năm Bắc thuộc; thời đại phong kiến Việt Nam tự chủ; chế độ phong kiến suy tàn; thời Pháp thuộc; đế quốc Mỹ xâm lược đến chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hát Xoan vẫn tồn tại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt: Hát thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương; hát trước cửa đình và hát vào mùa xuân; hát lễ và hát đám. Nét đặc sắc hơn cả của Hát Xoan là khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉ là một chiếc trống da. Sự hiện diện qua các biến thiên của lịch sử đó, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sự biến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của Hát Xoan Phú Thọ.

Hát Xoan hiện có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập theo quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái.

Sau khi Hát Xoan Phú Thọ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã có những nỗ lực trong việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan, làm cho di sản Hát Xoan thực sự hồi sinh, lan tỏa và có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng. Năm 2010 chỉ có khoảng 13 câu lạc bộ của những người yêu thích Xoan với tổng số 298 thành viên thì đến nay, ở Phú Thọ đã có hơn 34 câu lạc bộ Xoan với 1.557 thành viên. Từ chỗ chỉ còn 7 nghệ nhân cao niên có thể diễn xướng, truyền dạy Xoan cổ thì nay Hát Xoan đã có lực lượng nghệ nhân kế cận đông đảo với 62 người có thể diễn xướng và truyền dạy các làn điệu Xoan cổ. Phú Thọ cũng đã đi đầu trong việc vinh danh, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hát Xoan cho 52 nghệ nhân và 19 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lần thứ Nhất. Đặc biệt, hiện đã hình thành ba thế hệ Hát Xoan là các nghệ nhân cao niên, các nghệ nhân kế cận và đông đảo thế hệ trẻ đầy triển vọng. 31 bài cơ bản của 3 chặng Hát Xoan do các nghệ nhân cao tuổi nắm giữ đã được tư liệu hóa và truyền dạy hầu như đầy đủ cho lớp nghệ nhân kế cận. Các di tích liên quan tới Hát Xoan, nhất là miếu Lãi Lèn, đình Thét, đình làng Kim Đái (xã Kim Đức) và đình An Thái (xã Phượng Lâu thành phố Việt Trì) – những di tích cổ nhất gắn với sự ra đời Hát Xoan đã và đang được khôi phục, tu bổ, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về không gian diễn xướng của Hát Xoan và trao cho cộng đồng quyền quản lý. Đồng thời đã bước đầu phục hồi các tập tục và một số không gian trình diễn Hát Xoan tại cộng đồng. Điều này đã đem lại niềm hân hoan, phấn khởi cho các phường Xoan và người dân địa phương.

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK