Trang chủ Khác Lớp 6 Truyền thống hiếu học của người quảng trị được thể hiện qua mấy thời kì ? câu hỏi 6874173
Câu hỏi :

 

  1. Truyền thống hiếu học của người quảng trị được thể hiện qua mấy thời kì ?

Lời giải 1 :

ĐÁP ÁN:

_Ðông Hà một ngày đẹp trời giữa tiết đông, nắng rắc vàng, gió dịu mơn man, nghe chừng mùa xuân đến sớm. Trong hối hả của nhịp điệu phố thị, rất dễ nhận ra những gương mặt hồ hởi của những đại biểu từ nhiều vùng quê Quảng Trị tề tựu về dự Ðại hội đại biểu các gia đình hiếu học - dòng họ khuyến học lần thứ nhất.

_Chia sẻ niềm vui, đón nhận sự kiện văn hóa này qua những con người, những mẩu chuyện cảm động, nước mắt và nụ cười, một thuở và hôm nay, thêm kỳ vọng vẻ đẹp hiếu học, khuyến học ngày càng được nhân rộng.

Gương xưa tỏa sáng

_Chút xưa ấy làm nên câu ca dao lay động lòng người đến tận giờ. Rằng "Ðừng than phận khó ai ơi - Còn da lông mọc còn chồi nẩy cây...". Biến động - xáo trộn - cắt chia là cụm từ thể hiện tính lịch sử, nét đặc thù của vùng đất Quảng Trị thuộc dải đất hẹp miền trung. Tính lịch sử, nét đặc thù là vậy nhưng lời khuyên có lý, có tình, đậm chất nhân văn trong câu ca dao đã là động lực để người Quảng Trị - một thuở và hôm nay - vượt khó hướng tới tương lai. Ðộng lực cho hành trình ấy là nền tảng truyền thống của ông cha, của người đi trước - bằng con đường học tập, phát huy tài năng, cống hiến trí tuệ, trở thành tấm gương sáng phát huy truyền thống, khơi gợi tự hào.

_Chút xưa ấy đi vào sử sách, ghi danh một Bùi Dục Tài, người huyện Hải Lăng. Ông sinh năm 1477 trong một gia đình nghèo. Bằng ý chí khổ học, khổ luyện, năm 1501 ông xuất sắc vượt qua kỳ thi hương, năm 1502 lại rạng danh qua thi hội, thi đình, nhận bằng Ðệ nhị giáp Tiến sĩ, được "sắc tứ vinh quy", được khắc tên vào văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được phong hàm thất phẩm. Tài đức của ông được nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao, người dân tôn vinh, thờ cúng và được nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thời nay noi gương, phấn đấu, rèn luyện.

Ngoài Tiến sĩ Bùi Dục Tài, đất Quảng Trị còn là cái nôi của các vị đại khoa. Có thể kể ra đây những tên tuổi lớn như: Nguyễn Ðức Hoan, sinh năm Ất Sửu (1805) người làng Ân Thơ - Hải Lăng. Ông đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Ất Mùi năm Minh Mạng thứ 6 (1835); Nguyễn Thế Trị sinh năm Giáp Tý (1804) người làng Hương Liệu (Triệu Phong), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Ất Mùi, năm Minh Mạng thứ 16; Lê Ðức, sinh năm 1812, người làng Sa Lung (Vĩnh Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Tân Sửu năm Thiệu Trị thứ 1 (1841); Nguyễn Xuân Thọ, sinh năm Mậu Thân (1808) người làng Ðơn Duệ (Vĩnh Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Quý Mão, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843); Nguyễn Phiên, sinh năm Giáp Tuất (1814), người làng Xuân Mỵ (Gio Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Quý Mão, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Ðó còn là các ông Nguyễn Chương, Nguyễn Văn Hiển và nhiều tên tuổi khác đỗ tiến sĩ qua các thời kỳ từ năm 1502 đến năm 1919, đã được lưu danh trong sử sách.

NOCOPY2012

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK