Trang chủ GDCD Lớp 12 Liên hệ bản thân về cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Mk cần gấp câu hỏi 6868356
Câu hỏi :

Liên hệ bản thân về cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Mk cần gấp 

Lời giải 1 :

Có lẽ, trong mỗi chúng ta - mỗi người con của dân tộc Việt Nam đều đã từng nghe tới những lời bác dạy sau đây:

"Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người" [1]

Khi học tập, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là thông qua các tác phẩm, những lời di huấn mà Bác để lại, chúng ta có thể thấy rằng, các nội dung xuyên suốt trong từng tác phẩm đều mang nặng niềm trăn trở về việc rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất của người làm cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân, trung - hiếu là hai phẩm chất quan trọng nhất của người làm cách mạng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bác cũng nhấn mạnh gốc rễ tạo lên phẩm chất của người cách mạng đó là "tứ đức": Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Người đã dùng những ngôn từ đơn giản và dễ hiểu nhất để giải thích nội hôma của từng đức như sau:

Cần - là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, bền bỉ dẻo dai. Con đường làm cách mạng là con đường lâu dài, gian khổ và lắm chông gai. Người làm cách mạng, phải cần cù, năng rèn luyện, học tập để nâng cao nhận thức cách mạng, chịu khó, chịu khổ, nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng bền bỉ để giữ được sức lực, lâu dài, trí tuệ dẻo dai nhằm đạt được mục tiêu cách mạng đề ra. Cần cũng có nghĩa là ở đâu cần thì dù việc khó cũng không quản ngại xông pha.

Kiệm - là tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí. Tuy nhiên, không được đánh đồng kiệm với bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện. Con người có đức tính kiệm là người biết quản lý, tổ chức và sử dụng hợp lý thời gian, tiền bạc, công sức của mình tránh lãng phí cho bản thân, cho người khác. 

Liêm - là liêm khiết - trong sạch, không tham lam. Không tham tiền tài, quyền chức. Sống phải giữ tâm trọng sạch, không bị vấy bẩn bởi ham muốn tầm thường.

Chính - là chính nghĩa, thẳng thắn, không sợ sệt, e ngại quyền thế, thế lực tà ác. Không tư tâm, tư lợi cá nhân, sống và làm việc theo lẽ phải. Bác đã từng dạy rằng, muốn Chính được thì bản thân mỗi người không được tự kiêu, tự đại. Phải luôn luôn cầu tiến, dũng cảm phê bình và sẵn sạng tự kiểm điểm phê bình đồng thời phải biết học tập cái tốt, cái tiến bộ và sửa chữa những khuyết điểm của mình và sẵn sàng tiếp thu các ý kiến phê bình, đóng góp tích cực của người khác để mau tiến bộ. Đối với người khác thì phải yêu quý kính trọng, giúp đỡ. Không được xem thường người dưới, nịnh hót người trên. Đối xử với người khác phải chân thành, khiêm tốn, phát huy tinh thần bác ái, lá lành đùm lá rách, đoàn kết, gắn bó. Đối với công việc, phải nỗ lực hết mình, không ngại khó ngại khổ. Việc thiện dù là nhỏ đến mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng nhất quyết không được làm.

`duong`

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK