Nêu đặc điểm đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
`@` Khái quát Đông Nam Bộ:
`−` Là vùng phát triển rất năng động, phát triển bật nhất nước ta.
`−` Có `6` tỉnh thành phố: gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa `−` Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
`−` Diện tích khoảng `23,6` nghìn `km^2`
`−` Tiếp giáp với:
`+` Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
`+` Cam `−` pu `−` chia qua một số cửa khẩu như Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư`,...` tạo cơ hội thông thương, phát triển kinh tế năng động.
`−` Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, trình độ phát triển kinh tế cao hơn các vùng khác.
`−` Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.
`@` Đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ:
`a)` Công nghiệp
`-` Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn `–` Chợ Lớn.
`-` Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong `GDP` của vùng.
`-` Cơ cấu sản xuất cân đối và đa dạng bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.
`-` Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng`,...`
`-` Các trung tâm công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
`-` Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
`b)` Nông nghiệp:
`-` Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
`-` Trồng trọt:
`+` Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều`,…`
`+` Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
`+` Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.
`-` Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
`-` Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn.
`-` Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
`c)` Dịch vụ:
`-` Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu `GDP` vùng
`-` Khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông`,...`
`-` Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
`-` Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
`-` Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ`,...;` tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến đang được nâng lên. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
`-` Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu hoạt động xuất khẩu của vùng.
`-` Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Các tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long`,...` quanh năm diễn ra sôi động.
Đặc điểm kinh tế vùng đông nam bộ :
- công nghiệp:
+tăng trưởng nhanh
+cơ cấu sản xuất đa dạng
+nhiều ngành quan trọng: dầu khí, cơ khí, điện tử,...
- nông nghiệp:
+chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng.
+ là vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp nhiệt đới
+cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, tiêu...
+cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía..
+chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp
-dịch vụ;
+chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu gdp.
+cơ cấu đa dạng: thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông..
+có sức hút mạnh nhất về nguồn đầu tư nước ngoài và dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu.
-tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một là tứ giác vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
=> kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bềnh vững, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK