Trang chủ GDCD Lớp 7 Câu 1. (2,0 điểm) Căng thẳng tâm lí là gì? Em hãy kể 5 tình huống gây căng thẳng cho...
Câu hỏi :

help

help

help

help

help

image

Câu 1. (2,0 điểm) Căng thẳng tâm lí là gì? Em hãy kể 5 tình huống gây căng thẳng cho học sinh? Câu 2. (2,0 điểm) Để phòng tránh bạo lực học đường em cần là

Lời giải 1 :

Câu `1:`

`-` Căng thẳng tâm lý là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất.
`-05` tình huống gây căng thẳng:

`+)` Bị tẩy chay, bắt nạt.

`+)` Thay đổi chỗ ở.

`+)` Thay đổi cơ thể.

`+)` Áp lực học tập, gia đình.

`+)` Sức khỏe có vấn đề.

`-----`

Câu `2:` 

`@` Để phòng tránh bạo lực gia đình em cần:

`-` Kết bạn với những bạn tốt.

`-` Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

`-` Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện ra nguy cơ bạo lực học đường.

`-` Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

`-----`

Câu `3:` 

`a)` 

`-` Hành vi của `2` bạn B,N trong tình huống trên đều sai. Hành vi bắt nạt bạn học của B là bạo lực học đường, gây nhiều tác hại đối với chính bản thân B và mọi người xung quanh, B nên kiểm điểm lại bản thân và chấm dứt hành vi bạo lực càng sớm càng tốt. Ý định rủ thêm bạn chặn đánh, dạy B một bài học của N cũng là hành vi bạo lực học đường. Bạn N nên từ bỏ suy nghĩ này, thay vào đó bạn nên thông báo sự việc cho thầy cô hoặc phụ huynh của A để nhờ giúp đỡ.

`b)`

`-` Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói với A và N rằng: Hai bạn không nên dùng hành vi bạo lực để đáp trả, có thể thử khuyên B, cách an toàn nhất là thông báo kịp thời sự việc bạo lực cho bố mẹ, người đáng tin cậy, thầy cô giáo hoặc công an địa phương để nhờ giúp đỡ.

`-----`

Câu `4:`

`-` Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập,  làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của đối tượng bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.

`-03` ví dụ về bạo lực học đường:

`-` Ép bạn học chép bài, làm bài tập cho mình.

`-` Chấn lột tiền của bạn học.

`-` Bạo lực trên mạng xã hội...

`-----`

Câu `5:`

`@` Một số cách ứng phó tích cực với tâm lý căng thẳng:

`-` Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
`-` Vận động thể chất.

`-` Tập trung vào hơi thở.
`-` Yêu thương bản thân.
`-` Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,…

`-----`

Câu `6:` 

`a)` 

`@` Nguyên nhân:

`-` Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.

`-` Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.

`-` Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình môi trường xa hội không lành mạnh.

`-` Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục ...

`@` Hậu quả:

`-` Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

`-` Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

`-` Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.

`b)` Em sẽ đứng giữa giúp các bạn trong lớp làm hòa. Giải thích việc bạo lực học đường, chia bè kéo cánh sẽ gây mất tình đoàn kết của `1` tập thể, mất vẻ đẹp tuổi học trò và uy tín của nhà trường. Nếu các bạn không dừng lại, em sẽ nói chuyện với thầy cô nhờ can thiệp.

`#seungho`

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK