Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 3. Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit và đất phù xa. ko dùng mạng nha hứa...
Câu hỏi :

Câu 3. Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit và đất phù xa.

ko dùng mạng nha hứa vote 5 sao

Lời giải 1 :

*Đất feralit được ưa chuộng trong sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp vì là loại đất dễ hấp thụ và thoát nước, không khí có điều kiện trao đổi cao, bao gồm chất như sắt hay nhôm , độ chua phù hợp , đáp ứng để trồng chọt cây trồng trong sản xuất, chăn nuôi lâu năm, sản xuất gỗ làm đồ.

*Đất phù sa được ưa chuộng trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản vì là dạng đất xốp, tơi mềm, giữa các tầng đất dày, chứa nhiều chất dinh dưỡng từ hạt cát, mùn dưới đất, cùng xác loại thực vật, động vật đã chết khác đồng thời có khả năng giữ ,thoát nước tốt phù hợp cho trồng cây ăn quả, lương thực như lúa mì, hay nuôi trồng các loại thủy sản như tôm,cá,...

 

Lời giải 2 :

`@` Nhóm đất feralit: 

`***` Khái quát:

`-` Đặc điểm:

`+` Đất feralit có chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo nên màu đỏ vàng.

`+` Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

`+` Trong nhóm đất feralit có loại đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

`-` Phân bố:

`+` Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta `(` hơn `65%` diện tích đất tự nhiên `)`

`+` Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng `1600-1700 m` trở xuống.

`+` Đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó:

`*` Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ

`*` Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

`***` Giá trị sử dụng:

`-` Trong nông nghiệp: Đất feralit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm `(` cao su, cà phê, điều, chè,... `)` và các loại cây ăn quả `(` cam, nhãn, vải, na, sầu riêng....`).` Ngoài ra, đất feralit còn được sử dụng để trồng cây lương thực `(` ngô, khoai, sắn `)` và trồng hoa.

`-` Trong lâm nghiệp: Đất feralit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ `(` dồi, lát, keo,....`);` trồng các loại cây dược liệu `(` hồi, quế, sâm,...`).`

`-` Trên các loại đất feralit ở vùng đồi núi thấp, mô hình nông `–` lâm kết hợp được phát triển với sự đan xen của các loại cây nông nghiệp và rừng.

`@` Nhóm đất phù sa:

`***` Khái quát:

`–` Đặc điểm: Nhóm đất phù sa được hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ các vật liệu mịn từ sông, biển. Nhìn chung, đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó, đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt; đất mặn có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển; đất phèn thường chua; đất cát biển nghèo dinh dưỡng; đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu.

`–` Phân bố: Nhóm đất phù sa chiếm khoảng `24%` diện tích đất tự nhiên của cả nước, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa sông phân bố ở hai vùng: ngoài đê `(` được bồi đắp hằng năm `)` và trong đê `(` không được bồi đắp hằng năm `).` Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu `(` chiếm khoảng `30%` diện tích của vùng `);` đất phèn phân bố ở các vùng trũng thấp `(` Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên `);` đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

Ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát biển tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng nhỏ, hẹp.

`***` Giá trị sử dụng:

`+` Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa ở các vùng đồng bằng nước ta có giá trị sử dụng khác nhau. Trong đó, đất phù sa sông thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây hoa màu. Ngoài ra, loại đất này còn được sử dụng để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa sông chủ yếu được sử dụng để trồng các loại cây lương thực `(` lúa, ngô, khoai, sắn`,...)` và các loại cây ăn quả `(` nhãn, vải, chuối`,...).` Các loại đất phèn và đất mặn ở ven biển còn được cải tạo để trồng cói, phát triển rừng ngập mặn`,...`

Ở dài đồng bằng duyên hải miền Trung, đất phù sa sông thường được sử dụng để trồng cây lương thực; đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía`,....` Hiện nay, đất cát biển đã được sử dụng hiệu quả hơn bằng việc lựa chọn giống cây trồng và có các biện pháp canh tác phù hợp.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, cùng với đất phù sa sông, đất phèn được cải tạo để trồng lúa nước, cho năng suất cao. Các giống cây chịu phèn tốt cũng đã được đưa vào trồng như: bưởi, cam, dứa`,...` Đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày như `(` lúa, cói`,...)` và cây ăn quả `(` mãng cầu, dừa`,...).`

`+` Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Những mô hình này vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa đem lại giá trị kinh tế cao.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK