Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 ĐỀ 2 Đọc thầm và trả lời các câu hỏi: BUỔI CHỢ TRUNG THU Mặt trời cuối thu nhọc nhằn...
Câu hỏi :

ĐỀ 2

  1. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

BUỔI CHỢ TRUNG THU

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Không phí buổi chợ trung du như thế nào?

  1. Nhộn nhịp B. Yên tĩnh           C. Êm đềm  D. Vắng lặng        

Câu 2: Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

  1. Đêm muộn B. Hoàng hôn        C. Bình minh     D. Giữa trưa           

Câu 3: Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

  1. Có rất nhiều hàng hóa ở chợ.
  2. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.
  3. Có nhiều người đến dự phiên chợ.
  4. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu 4: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu:

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi, người đã đông nghịt.

………………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu đặc điểm:

…………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Em hãy viết trạng ngữ phù hợp vào chỗ chấm và cho biết đó trạng ngữ gì?

  1. a) ................................................................................, cây cối đâm chồi nảy lộc.

........................................................................................................................    

  1. b) ..............................................................................., đàn cá đang tung tăng bơi lội.

........................................................................................................................    

  1. KIỂM TRA VIẾT:

  Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,…)

Lời giải 1 :

Câu 1:A.Nhộn nhịp

Câu 2:C.Bình minh

Câu 3:C.Có nhiều người đến phiên chợ

Câu 4:Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi, người đã đông nghịt.

            TN                                CN           VN

TN bổ xung thời gian

Câu 5:Sau kì thi,bạn Như được 10 điểm nên bạn Như rất vui vẻ.

Đặc điểm vui vẻ

Câu 6:

a)Mùa xuân đến,cây cối đâm chồi nảy lộc

b)Trong hồ nước,đàn cá tung tăng bơi lội

Kiểm tra viết :

                                                  Bài làm

   

         Sau khi nhận được ngôi báu từ 18 đời vua Hùng, An Dương Vương Thục Phán đã lành đạo nhân dân đánh tan hàng vạn quân xâm lược nhà Tần. Lập tức đổi tên nước thành Âu Lạc và rời thủ đô từ Nghĩa Lĩnh Phong Châu xuống Phong Khê nay là Đông Anh Hà Nội.

An Dương Vương bắt đầu tiến hành xây thành để bảo vệ kiên cố cho nhân dân nhưng chỉ có điều cứ xây chắc chắn vào buổi sáng thì đến đêm thành lại đổ xuống vì thế nên việc xây thành cứ kéo dài mãi mà không xong. Điều đó khiến An Dương Vương vô cùng lo lắng ngài liền sai các quan quân lập đàn cầu xin bách thần phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy từ phía đông xuất hiện một cụ già râu tóc bạc phơi chống gậy trúc đi đến trước cổng thành mà than rằng : “Xây thành thế này biết bao giờ cho xong được!”. An Dương Vương mừng rỡ liền rước cụ già vào điện ân cần hỏi han : “Ta đắp thành này tốn bao nhiêu công sức mà không được là cớ vì sao?”. Cụ già thong thả đáp : “ Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây thành thì mới thành công”. Nói rồi cụ già cáo lui.

Đúng như lời cụ già nói sáng hôm sau có một con rùa lớn nổi lên trên mặt nước tự xưng là sứ Thanh Giang và nói với An Dương Vương rằng nếu muốn xây thành thành công thì phải dẹp hết bè lũ yêu quái hay quấy nhiều. Quả nhiên sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt yêu quái thì thành xây nhanh thoăn thoắt chỉ trong vòng nửa tháng đã xong cả. Thành hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên còn được gọi là Loa Thành. Rùa Vàng chỉ ở lại 3 năm thì ra đi. Lúc chia tay An Dương Vương có hòi rằng : “Nhờ ơn thần mà thành xây xong. Nếu sau này có giặc thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng bèn tháo một chiếc vuốt đưa cho nhà vua và dặn hãy lấy làm lẫy nỏ phòng khi quân giặc kéo đến chỉ cần lấy nỏ ra mà bắn thì không ai dám đến gần. Dứt lời Rùa Vàng quay trở về biển Đông. Nhà vua bèn sai một vị tướng quân tên Cao Lỗ ngày đêm chế chiếc vuốt Rùa vàng làm lẫy. Đặt tên là nỏ thần Kim Quy.

Ít lâu sau Triệu Đà bèn đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc. Triệu Đà hoảng sợ liền rút quân về nước. Dân chúng Âu Lạc vô cùng hân hoan trước chiến công lẫy lừng của vị Vua tài giỏi.

Biết không thể đánh bại được Âu Lạc, Triệu Đà bèn nghĩ ra một âm mưu hết sức ngoan độc. Hắn mang con trai Trọng Thủy ra kết thân với Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương. Chẳng chút hoài nghi nhà vua gả Mị Châu cho Trọng Thủy và cho ở rể tại Loa Thành.

Nghe lời cha Trọng thủy bèn dò la khắp nơi nhằm tìm kiếm ra bí mật của nỏ thần do An Dương Vương cất giữ. Mị Châu vì tin chồng nên đã dẫn hắn đến nơi cất giấu nỏ thần. Trọng thủy liền chế ra được một chiếc lẫy nỏ y hệt với chiếc nỏ thần Kim Quy kia. Xong việc, Trọng Thủy liền nghĩ cách chuồn về nước. Trước khi đi hắn có hỏi vợ : “ Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt ta trở lại tìm nàng thì lấy gì làm dấu?” Mị Châu ngây thơ đáp : “ thiếp có chiếc áo lông ngỗng hay mặc, khi gặp biến đi đến đâu thiếp sẽ rắc lông ngỗng đến ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau”.

Trọng Thủy mang nỏ thần về đến nhà, Triệu Đà liền đem quân tấn công Âu Lạc. Trong lúc ấy mặc cho cả hàng chục vạn quân giặc đang tiến gần cửa thành nhà vua vẫn ung dung đánh cờ mà nói rằng : “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Đến khi quân giặc tiến sát cửa thành nhà vua mới sai quân lính mang nỏ thần đến bắn thế nhưng lúc ấy đã không còn linh nghiệm nữa.

An Dương Vương bèn cưỡi ngựa mang theo con gái yêu chạy về phía Nam. Nhưng ngặt nỗi đi đến đâu quân giặc cũng đuổi theo đến đó. Tới sát biển An Dương Vương cùng đường mà kêu lớn : “ Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta”. Lúc bấy giờ Rùa Vàng mới từ mặt nước hiện lên mà nói rằng : “kẻ thù ở ngay đằng sau người kia”. An Dương Vương tức giận liền tuốt gươm chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển theo Rùa Vàng. Cùng lúc đó Triệu Thủy cũng chạy đến nơi nhìn thấy xác vợ nằm trên vũng máu Trọng thủy khóc lên đau đớn rồi cầm đao tự kết liễu đời mình.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK