Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Nghị luận xã hội về tinh thần vượt khó thông qua bài thơ"nghe tiếng giã gạo" của bác câu hỏi...
Câu hỏi :

Nghị luận xã hội về tinh thần vượt khó thông qua bài thơ"nghe tiếng giã gạo" của bác

Lời giải 1 :

"Nghe tiếng giã gạo" là một bài thơ của Bác Hồ, giản dị nhưng đậm chất tình cảm và ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ này gợi lên tinh thần vượt khó, sự kiên nhẫn và đồng lòng trong cuộc sống.

Trước hết, bài thơ nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của công việc nông nghiệp, vốn là nền tảng của đất nước. Tiếng giã gạo là âm thanh của công việc đất đai, nơi mà mọi người đều cần phải lao động, chăm chỉ và gắn bó. Đó là một thông điệp về tình yêu đối với đất nước và khát vọng sống với tự lập.

Bài thơ còn thể hiện tinh thần vượt khó của nhân dân Việt Nam thông qua tình yêu thương và sự đoàn kết. Dù cuộc sống gian khó, người dân vẫn kiên cường và đồng lòng với nhau để vượt qua khó khăn. Tinh thần này đã giúp Việt Nam vượt qua nhiều cuộc chiến tranh và xây dựng một đất nước phồn vinh ngày nay.

Bài thơ "Nghe tiếng giã gạo" là sự tưởng tượng và biểu đạt tinh thần vượt khó của nhân dân Việt Nam, đồng thời là lời cảm ơn và tôn vinh công lao của những người nông dân trong xây dựng đất nước. Nó đã truyền cảm hứng và gắn kết nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng gian khó.

mình chỉ tóm tắt 1 số đoạn chính thôi có j sai xin lỗi nha

Lời giải 2 :

Tiếng giã gạo là một loại âm thanh của cuộc sống lao động dân giã, đã từng vang vọng trong điệu hồn dân tộc suốt mấy ngàn năm, đến nay đã lui vào quá khứ. Nhưng thứ âm thanh đã từng gần gũi với bao thế hệ này, mãi mãi không tiêu tan mà nó vẫn còn tồn tại trong văn thơ nghệ thuật. Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” được nhà thơ Hồ Chí Minh, sáng tác vào những năm bốn mươi của thế kỷ trước,in trong cuốn “Ngục Trung nhật ký”,  hôm nay trong cuộc sống hiện đại này vẫn rộn rã vang lên như muốn nói một điều gì đó với thế hệ trẻ, mãi không thôi:

“Mễ bị thung thời, hẩn thống khổ,

Ký thung chi hậu, bạch như miên;

Nhân sinh tại thế dã giá dạng,

Khốn nạn thị nhĩ ngọc thành thiên”.

Dịch thơ:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông.

Sống ở trên đời người cũng vậy:

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

“Nghe tiéng giã gạo” là một bông hoa thơ, không rực rỡ sắc màu, không ngạt ngào hương sắc như hoa hồng, hoa lan…mà mộc mạc giản dị như bông hoa mộc, nơi vườn Bác. Nhưng nếu ai đã gặp một lần thì khó mà quên được cái chất hương thầm lặng lẽ mà đằm sâu, làm bịn dịn lòng người. Vẻn vẹn chỉ có vậy thôi, bài thơ không phô trương, không ồn ào, không có những lời lẽ hùng hồn, cũng không có cảnh bi tráng mà chỉ là “nghe tiếng giã gạo”. Phải có một tâm hồn nhạy cảm lắm, tinh tế lắm, nên giữa những cơn đau ốm, đói khát cồn cào…giữa cảnh tù ngục, Người vẫn nghe được từ đâu đó tiếng chày giã gạo vẳng tới-một âm thanh bình thường, dễ chìm lấp trong muôn vàn âm thanh khác của cuộc sống dân giã. Trước hết, với một người đang phải sống xa quê hương, thì thứ âm thanh quen thuộc, mang tính  tương đồng ở nơi đất khách quê người vào lúc này, càng gợi cho lòng khao khát nhớ. Bài thơ không nói đến nhưng đứng về qui luật cảm xúc tâm lý mà xét, thì tiếng chày giã gạo ấy đã làm thức dậy cả một thế giới hình ảnh sống động của quê hương, với những mái tranh nghèo ẩn hiện dưới bóng tre xanh mát rượi, rồi là hình ảnh những người mẹ, người chị, người em gái “mòn chân bên cối gạo canh khuya”. Xa hơn nữa có thể là dòng sông, bến nước con đò thấp thoáng…Những hình ảnh quen thân ấy, đâu đó lại hiện về, an ủi, động viên, tiếp thêm nguồn sức mạnh cho người chiến sĩ đạp lên muôn trùng gian khổ. Nhưng điều quan trọng hơn là từ một chút âm thanh mà Người như thấy được cả chuyện gạo đem vào giã. Đây là một công việc quá quen thuộc trong cuộc sống thường nhật, có gì đáng để ý nữa đâu, ấy thế mà trong thế giới tâm hồn Bác, lại vang vọng và vụt hóa thành một câu chuyện về lẽ sống lớn lao hệ trọng:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn”.

Bình thường mà lại khác thường, thật bất ngờ và đầy thú vị. Phải có một tấm lòng yêu thương sâu nặng lắm, Bác mới thấy được cả nỗi đau của những sự vật chẳng có lấy một lần biết đau. Hạt gạo là vật vô tri, vô giác, thế mà bỏ vào cối giã-đảo, trầy da, tróc vẩy, cọ sát vào nhau tới mức…đớn đau! Bằng hình thức nhân hóa, Bác đã truyền vào hạt gạo nỗi đớn đau của tình người. Nói gạo mà hóa nói người. Người và gạo hóa vào nhau rồi lại tách ra. Con người biết trải lòng đau vơí nỗi đau của muôn vật, thì càng biết trải lòng đau với mọi niềm vui. Do đấy câu thơ tiếp  theo như một tiếng reo mừng khe khẽ, khi thấy hạt gạo đã sáng lên với phẩm chất mới:

“Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông”

Sau khi bị giã, gạo sẽ trắng, đó là chuyện thường tình. Điều đáng chú ý ở đây là để có được cái màu “trắng tựa bông” ấy, hạt gạo phải chịu đựng một quá trình vật lộn thử thách. Thế là từ cái chuyện không đáng để ý, bỗng được nhà thơ khái quát thành một qui luật. Qui luật thường ở phía sau của hiện tượng nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể khám phá được một cách dễ dàng đâu! Sau hiện tượng quả táo rơi, chỉ có một Niu-Tơn tìm ra sức hút của trái đất. Còn suốt cuộc đời ta giã gạo nhưng đã có ai từng rung động với nỗi đau của hạt gạo chưa và đã có ai tìm ra được qui luật gì chưa, hay sau hiện tượng gạo đem vào giã chỉ có danh nhân Hồ Chí Minh tìm ra qui luật tự nhiên, để rồi từ đấy mà liên tưởng đến đời sống con người:

“Sống ở trển đời, người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Công bằng mà nói, chuyện “gian khó thành công”, đã được nói khá nhiều rồi. Ông cha ta đã từng ví với việc “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Hoặc “dao có mài mới sắc, nước có lọc mới sạch, vàng có thui mới trong, ngọc có rũa  mới sáng”. Nhưng ví với “gạo đem vào giã” thì thật là một sáng tạo độc đáo của Bác Hồ! Có lẽ vì thế mà khi đề cập đến cái nguyên lý muôn thuở mà cách nói của nhà thơ Hồ Chí Minh không nhàm chán, không khô cứng, trái lại dễ hiểu, dễ nhớ và đọng mãi trong tâm trí người đọc. đây chính là ánh sáng trí tuệ tuyệt vời tỏa ra từ cách nhìn, cách nghĩ của Bác.

Điều đáng quí hơn ở bài thơ này là Bác viết để tự động viên khích lệ mình vào những tháng năm chịu đựng gian khổ trong tù ngục đế quốc Tưởng Giới Thạch. Có lẽ lúc này Người đang vượt lên những đỉnh cao của hành trình đầy gian khổ đây. Có thể là Người đã trải qua bốn tháng rồi:

“Bốn tháng cơm không no

Bốn tháng đêm thiếu ngủ

Bốn tháng áo không thay

Bốn tháng không giặt giũ”.

Hoặc “tám tháng hao mòn với xích gông”. Khổ là thế, nhưng khi con người đã làm chủ được bản thân mình, thì gian khổ chỉ là tiêu chuẩn để thử thách và là thước đo của lòng kiên định.

 Chỉ với bốn câu thôi nhưng đây là một bài thơ đẹp-cái đẹp toát lên từ chính con người, từ chính tâm hồn Bác. Đằng sau những câu thơ, không chỉ có một con người vô song, một cuộc đời vô song mà còn có cải ý chí và sức mạnh của một dân tộc anh hùng đã từng được tôi luyện trong gian nan thử thách của hành trình chiến đấu suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước vô song. Vượt lên mọi nguyên lý, mọi qui luật là Bác, là tâm hồn người lấp lánh tựa sao Khuê.

Bài thơ được viết ra từ trong cảnh lao tù tăm tối nhưng là sự đúc rút cả chặng đường dài lăn lộn trong suốt mấy chục năm trời, từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng trên bến Nhà Rồng…Hiểu thế, ta mới thấy sâu sắc biết bao, thấm thía biết bao, từ nơi tù ngục lắng nghe tiếng giã gạo đâu đây vẳng tới.

 Cái nhìn sâu săc, thái độ trầm tĩnh đầy nghị lực của nhà thơ-chiến sĩ, được thể hiện qua mấy lời giản dị, qua sự việc mộc mạc bình dị mà lại rất giàu chất thơ. Bài thơ cũng là một mẫu mực tuyệt vời của thơ ca hiện đại. Như mọi người thường thấy đó, văn chương cũng có ba, bảy đường. Có những thứ hoa hòe hoa sói mà trống rỗng tầm thường. Còn bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” này chẳng khác gì một loài hoa dung dị, bình thường: dung dị từ cái tên cho đến cả thi liệu, rồi đến cả hình ảnh, sắc màu.  Thế nhưng sau cái hình sắc tưởng như chẳng có gì trong đó lại có cả mùi hương thầm thẳm sâu... có sức lan tỏa mạnh mẽ trong mọi không gian và thời gian.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK