Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Câu 18: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chỉ gồm các danh từ? * A.Học sinh, trường, lớp học,...
Câu hỏi :

Câu 18: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chỉ gồm các danh từ? *

A.Học sinh, trường, lớp học, thật thà, bảng con

B.Nhân dân, rặng dừa, cái đẹp, sự sống, ánh nắng

C.Hi sinh, cơn mưa, lạnh lẽo, sách vở, giáo viên

D.Dãy núi, ngày ngày, bàn cờ, búp bê, vạm vỡ

Câu 19: Trạng ngữ trong câu: “Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.” thuộc loại trạng ngữ nào sau đây? *

A.Trạng ngữ chỉ phương tiện

B.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C.Trạng ngữ chỉ mục đích

D.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 20: “Nơi bố mẹ ngày ngày cày sâu cuốc bẫm, mọc lên vô số những mầm xanh.” được viết theo cấu trúc nào sau đây? *

A.Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ

B.Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

C.Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

D.Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ

Câu 21: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Đỗ Quang Huỳnh?“Đồng làng vương chút heo mayMầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìmCây đào trước cửa lim dim mắt cười.” *

A. Nhân hóa

B. Không có biện pháp nghệ thuật

C. Nhân hóa và so sánh

D. So sánh

Câu 22: Trong câu: “Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc một vầng trăng.” có bộ phận vị ngữ là gì? *

A. Tĩnh mịch

B. Giữa trời khuya tĩnh mịch

C. Vằng vặc một vầng trăng

D. Vằng vặc

Câu 23: “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như nhảy nhót.”Trong các câu đã cho trên có mấy từ ghép, mấy từ láy? *

A.3 từ ghép, 3 từ láy

B. 4 từ ghép, 3 từ láy

C. 2 từ ghép, 4 từ láy

D. 3 từ ghép, 4 từ láy

Lời giải 1 :

`18. B`

`→` Phân tích :

`A.` Từ "thật thà" là tính từ.

`C.` Từ "hi sinh" là động từ.

`D.` Từ "vạm vỡ" là tính từ.

`19. A`

`→` Trạng ngữ trong câu trên là : Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.

`⇒` Trạng ngữ chỉ phương tiện.

`20. C`

`→` Cấu tạo :

`@` Trạng ngữ : Nơi bố mẹ ngày ngày cày sâu cuốc bẫm.

`⇒` Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

`@` Vị ngữ : mọc lên vô số.

`@` Chủ ngữ : những mầm xanh.

`21. A`

`→` Sử dụng các từ vốn để tả người để tả vật.

`@` Mầm cây `-` tỉnh giấc.

`@` Hạt mưa `-` mải miết trốn tìm.

`@` Cây đào `-` lim dim mắt cười.

`22. D`

`→` Cấu tạo :

`@` Trạng ngữ : Giữa trời khuya tĩnh mịch.

`⇒` Trạng ngữ chỉ thời gian.

`@` Vị ngữ : vằng vặc.

`@` Chủ ngữ : một vầng trăng.

`23. C`

`→` Trong câu trên gồm :

`+` Từ ghép :

`@` mùa xuân.

`@` bé nhỏ.

`+` Từ láy :

`@` xôn xao.

`@` phơi phới.

`@` mềm mại.

`@` nhảy nhót.

         $\color{skyblue}{\text #Arii}$  

 $\text{ CHÚC BẠN HỌC TỐT! }$

Lời giải 2 :

Câu 1 B nhân dân,rặng rừa,cái đẹp ,sự sống ,ánh nắng

Câu 2 C trạng ngữ chỉ mục đích

Câu  3 C trạng-chủ ngữ -vị ngữ

Câu 4 A so sánh

Câu 5 D vằng vặc

Câu 6 D 3 từ ghép,4 từ láy

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK