Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy...
Câu hỏi :

viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ ,cảm xúc của em về sự việc đó .

Lời giải 1 :

     Mọi thành quả chúng ta có được ngày hôm nay đều không dễ gì mà có được. Bởi vậy mà khi được hưởng bất cứ một thành quả nào trong cuộc sống luôn phải nhớ đến người đã tạo ra thành quả đó. Cũng giống như cái truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay - truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", mỗi cá nhân cần nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước và gìn giữ, phát huy những giá trị cao đẹp mà họ để lại cho thế hệ sau này. Và một trong những người đã có công ơn to lớn với toàn dân tộc mà mỗi cá nhân cần nhớ về cũng như biết ơn không thể không nhắc tới đó là các Vua Hùng. Bác Hồ từng khuyên: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trong dân gian, từ bao đời nay, cứ đến tháng 3 hàng năm, mọi người dân trên mọi miền tổ quốc, thậm chí là kiều bào ở nước ngoài cũng thầm nhắc nhở:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Như một lời nhắc nhở phải nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao của các vị Vua Hùng đã dựng nên đất nước cho chúng ta chung sống hôm nay. Năm 2018, em được mẹ đưa đi Đền Hùng đúng ngày giỗ tổ- trong không khí trang nghiêm ấy, em biết mình sẽ không quên ngày lễ long trọng này.

Lễ Hội diễn ra với nhiều chương trình, trong 5 ngày chính. Nhưng đáng nhớ nhất là ngày 25-2 tức chính hội mùng 10-3-2018- ngày thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng có công dựng nước đã được tổ chức trọng thể tại điện Kính Thiên, trên đỉnh Nghĩa Lĩnh thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. 

 Đúng 6h30 phút đoàn hành lễ từ trung tâm lễ hội lên Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh uy nghiêm, ngút ngàn linh khí, tiến hành lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

 Buổi lễ diễn ra trong thời tiết mưa to, nhưng không ngăn được dòng người hành hương ở khắp mọi miền đổ về với lòng thành kính, biết ơn và nguyện hứa tiếp tục góp sức mình xây dựng Việt Nam ngày một giàu đẹp, văn minh. Luôn xứng đáng là con Lạc cháu Hồng. Em cũng là một người con như thế. Dù còn nhỏ, chưa hiểu nhiều, nhưng trong giờ phút thành kính ấy, em tự hứa với mình chăm học hơn, ngoan hơn để mai này trở thành một công dân hữu ích.

    Ngày đại lễ thật sự đã trở thành ngày lễ của cả dân tộc Việt Nam ngày mà nhân dân, cứ là người Việt Nam có cơ hội lắng lại, nhớ về cội nguồn, về những anh hùng đã dựng, giữ nước. Nhớ với lòng biết ơn thành kính, nhớ với lời hứa sẽ tiếp nối sự nghiệp của cha ông. Sống tốt, có ích để không phải hổ thẹn mỗi ngày giỗ tổ. Em mong sao, nhà nước Việt Nam Bộ văn hóa thông tin luôn gìn giữ phát huy tốt ngày đại lễ này.

Lời giải 2 :

Sau khi kết thúc năm học, nhà trường có tổ chức cho cả trường chúng em được đi viếng lăng Bác. Đây là một chuyến đi vui và vô cùng bổ ích.

Chúng em tập trung ở trường từ khác sớm, trời vừa sáng là xe đã xuất phát để đi đến lăng Bác. Em chưa được đi đến lăng Bác một lần nào nên từ khi lên xe em đã rất háo hức và mong chờ. Đi khoảng hơn một tiếng là chúng em đã đến nơi. Bước xuống xe đập ngay vào mắt là một không gian rộng lớn nhưng lại vô cùng trang nghiêm.  Các thầy cô yêu cầu chúng em xếp hàng theo từng lớp. Em tháy từng hàng dài người xếp hàng ngay ngăn, ai ai cũng rất háo hức được vào viếng lăng Bác. Mọi người nối đuôi nhau đi từ ngoài sân vào đến trước lăng. Khi bước vào lăng không ai nhắc ai mọi người đều rất yên lặng và nghiêm túc. Chúng em được ngắm nhìn Bác nằm ở trong lăng từ xa, lúc đó trong lòng em lại cảm thấy tự hào vô cùng. Ra khỏi lăng là hành lang dài, đối diện với lăng Bác là một khoảng đất rộng, xanh mướt bởi những đám cỏ xanh. Hai bên lăng Bác là hai rặng tre xanh, hiên ngang như chính những người dân Việt Nam kiên cường ngày đêm đêm trong những trận chiến đấu oanh liệt. 

Đây là một chuyến đi rất bổ ích và ấn tượng nhất của em. Qua chuyến đi em càng thêm kính yêu và tự hào đối với vị cha già dân tộc.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK