Hãy chuẩn bị một bài thuyết trình giới thiệu về món bánh tét lá cẩm cần thơ nhằm giúp khách du lịch hiểu được những đặc sắc của món đặc sản này
Bánh tét ngày Tết là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng ông bà tổ tiên hay trên bàn ăn của người dân đất phương Nam. Một đòn bánh tét tròn trịa, đầy đặn phản ánh khát vọng về một cuộc sống no đủ của người dân Nam bộ- cư dân của vùng đất mới.
Lo lựa nếp để gói bánh tét trước cúng ông bà tổ tiên, kế biếu bà con lối xóm, sau cùng để ăn cho ba ngày tết. Do vậy, món bánh tét ngày Tết là loại bánh không thể thiếu được vào dịp xuân về, là nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Vì thế, một số người mới cho rằng cách gọi bánh tét có thể được đọc trại từ bánh tết mà ra.
Cứ đến khoảng 27, 28 tết là mấy bà nội trợ đã lo chuẩn bị nếp. Một ngày trước khi gói bánh, nếp được đem đi ngâm và gút. Hôm sau, họ cắt mấy tàu lá chuối còn nguyên và xanh um ở mé vườn hay sau hè. Lá chuối được rọc nhỏ lại theo kích cỡ đòn bánh, rồi lau sạch và quét lên tí dầu ăn cho láng. Nếp gút lại thật kỹ, sau đó mới bày lên lá với lớp nếp đến lớp nhân. Người gói bánh tiến hành gói phần lá bên ngoài và gói ở 2 đầu bánh, rồi dùng sức buộc dây lạt thật chặt thân bánh, phần dây thừa được gọi là đuôi bánh. Cách gói phần đầu bánh có hai dạng: Gói theo kiểu hình tròn hay hình tam giác. Người gói bánh cột phần đuôi 2 hay 3,4 đòn bánh lại với nhau thành từng xâu, rồi bỏ vào nồi nước sôi trên lò than, lò củi để luộc chín. Mấy đứa nhỏ ngồi xung quanh nồi bánh tét chụm lửa. Hồi còn nhỏ, ai đã từng ngồi như thế thì chắc không thể quên được hình ảnh bập bùng của lò than với âm thanh tí tách, cái háo hức mong đợi khi bánh được vớt khỏi nồi nước luộc và cái hơi nóng tỏa ra làm ấm cả gian nhà bếp. Sáng 30 cúng rước ông bà, họ cắt bánh thành từng khoanh rồi đặt vào đĩa để cúng. Bánh cúng xong thì con cháu mới được ăn. Khi ăn cũng là dịp để thưởng thức sự khéo léo của người nội trợ. Bánh tét ngon là khi mở ra phần nếp không dính lá, nếp phải dẻo, mịn và trong, phần nhân phải vừa ăn và có mùi thơm. Muốn được như vậy phải biết kỹ thuật gói bánh. Nếp chọn là loại nếp thượng hạng, nếp rặt, không được pha với thứ khác. Còn lá chuối là loại lá còn nguyên vẹn, không được rách để tránh cho bánh bị “xì” khi nấu. Mặt khác, nếp phải được gút kỹ nhiều lần sao cho thật sạch để khi ăn bánh phần nếp mới dẻo, mịn. Kỹ lưỡng hơn nữa, khi gút người ta cho thêm muối vào cho nếp thêm sạch, dễ gút. Nước ngâm nếp phải được để trong lu vài ngày để lắng tạp chất xuống đáy. Điều này giúp bánh được giữ lâu hơn trong ba ngày tết. Khi gói bánh phải gói thật chặt, không được gói lỏng vì dễ làm hư bánh trong khi luộc. Đậu xanh ngâm kỹ, đãi vỏ thật sạch thì nhân mới ngon.
Nói là bánh tét ngày tết, nhưng dân Nam bộ chia làm 2 loại: Bánh tét mặn và bánh tét ngọt. Bánh tét mặn là loại bánh tét có nhân đậu xanh với mỡ, thịt ba rọi, một số nơi còn thêm hột vịt muối. Còn bánh tét ngọt gồm bánh tét nước tro, bánh tét nhân chuối, nhân đậu xanh,…Bánh tét mặn được làm phổ biến vào dịp tết. Người ta chọn mỡ heo hay thịt ba rọi còn tươi, rửa sạch và để ráo nước. Khi gói bánh thì để thịt, mỡ trên lớp đậu xanh. Nếu gói bằng thịt ba rọi, khi cắt bánh, phần chính giữa vừa trong vừa đục, trông rất bắt mắt. Còn bánh tét nhân mỡ thì phần mỡ trong vắt mới ngon. Ở Tiền Giang, khi làm bánh tét nhân mỡ, mấy bà lấy mỡ ướp với tí đường, củ hành tím rồi phơi trong thau nhôm chừng 5 đến 6 tiếng. Mỡ ướp hành tím làm cho nhân không nặng mùi, thơm và dễ ăn, khác với ướp tỏi. Phơi mỡ trong thau nhôm để lấy nhiệt cho mỡ dễ chín, săn chắc. Mấy ngày tết, sợ ăn bánh tét mặn ngán, bà con còn gói thêm bánh tét ngọt để ăn thêm, đặc biệt ở một số gia đình ăn chay. Bánh tét ngày Tết bằng nước tro là loại bánh mà nếp được ngâm với nước tro tàu, phần nhân gồm đậu xanh xào chung dừa nạo. Bánh có mùi thơm lạ, màu hơi đen, ăn rất ngon. Gọi bánh tét chuối vì phần nhân được làm bằng chuối. Người ta chọn loại chuối xiêm chín rục làm nhân. Khi cắt bánh, phần nhân có màu đỏ thẫm, vị ngọt tự nhiên. Ở miệt Bến Tre còn có loại bánh tét không nhân. Bánh được làm toàn bằng nếp trộn chung với đậu đen hay đậu phộng và nước cốt dừa, ăn rất béo và thơm. Còn ở Tiền Giang, cũng bánh loại này, mấy bà còn cho thêm chuối xiêm chín đã bóp nhỏ vào hỗn hợp đậu, nếp, nước cốt dừa, đậu đen rồi mới gói. Khi cắt ra, bánh gồm nhiều màu, rất bắt mắt và có vị ngọt của chuối, vị bùi của đậu, vị béo của nước cốt dừa, vị dẻo của nếp.
Ở Nam bộ, khi ăn, bánh tét ngày Tết thường được dùng chung với dưa kiệu, dưa muối cho đỡ ngán. Có người thích ngọt, khi ăn họ còn cho thêm đường trên mặt bánh. Người ta còn dùng bánh tét thay cơm. Họ chan nước thịt kho tàu dầm tí ớt, trộn thêm dưa giá hay dưa kiệu để ăn chung với bánh. Ăn kiểu này thì ngon và hết sẩy! Vị béo, ngọt của bánh cùng vị chua chua của dưa giá, dưa kiệu và vị mặn mặn, cay cay của nước thịt kho tàu tạo nên một hương vị khó tả và nhớ mãi. Mấy bà nội trợ ở Tiền Giang còn làm thêm món củ cải trắng ngâm với nước tương hoặc nước mắm, bỏ trong hũ sành để ăn kèm với bánh tét.
Bánh tét ở Nam bộ có một số loại rất ngon, nổi tiếng, ăn thì khỏi chê, biếu rất sang như: Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh), Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) và bánh tét Tiền Giang. Bánh tét Trà Cuôn có gốc tích từ xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Phần nếp bánh có màu xanh, nhân đậu xanh, trong cùng là thịt mỡ và hột vịt muối. Phần nếp có màu xanh do được làm từ nước lá chùm ngót giã nhuyễn trộn vào. Đây được cho là cách làm bánh tét của người Khmer Trà Vinh. Theo người dân Cần Thơ cho biết bánh tét lá cẩm có nguồn từ gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thủy. Dòng họ này đã làm cho bánh độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước, sau đó cho nước hòa chung với nếp. Do đó,khi cắt bên ngoài,bánh có màu tím than, phần nhân có màu vàng của đậu, màu hồng của thịt, màu trắng của mỡ và màu đỏ của trứng vịt muối, trông rất đẹp và duyên dáng. Còn bánh tét Tiền Giang có nhân thịt ba rọi, tôm khô và hột vịt. Do nếp được ngâm nước lá dứa, nên khi ăn bánh có mùi thơm nhẹ.
Mỗi độ xuân về, hầu như nhà nhà ở miền Tây đều không thể thiếu vắng sự hiện diện của những đòn bánh tét trên bàn thờ tổ tiên.Bánh Tét được xem như một biến thể của Bánh Chưng, loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại qua truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Do tác động của điều kiện sinh sống và nguyên liệu đặc trưng vùng miền, hình vuông của bánh Chưng đã biến thành hình trụ của bánh Tét, còn cơ bản các nguyên liệu và cách chế biến gần giống nhau.
Ngày nay, Bánh Chưng vẫn là lọai bánh truyền thống có vị trí đặc biệt trong tâm thức người dân phía Bắc, ngược lại Bánh Tét lại vô cùng thiêng liêng đối với người miền Nam. Gói và nấu bánh Tét, ngồi canh nồi bánh bên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người miền Nam. Từ đó, nhiều thương hiệu bánh tét ở miền Tây ra đời. Trong đó, bánh tét lá cẩm gia truyền ở Cần Thơ nổi tiếng ngon, vị lạ không nhầm lẫn với vùng quê khác .
Để có một mẻ bánh tét lá cẩm ngon, quá trình chế biến rất công phu. Trước tiên phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm qua 6 tiếng sau đó để ráo, trộn với nước lá cẩm để lên màu tím đẹp mắt. Lá cẩm phải còn tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Sau khi ngâm nếp tương đối mềm thì sẽ xào chung với nước cốt dừa, nêm muối, đường trong thời gian khoảng một tiếng để màu lá cẩm và vị bó của nước dừa ngấm vào từng hạt nếp. Nhân bánh tét lá cẩm khá đa dạng, có thể bên trong là đậu xanh, thịt, trứng muối, có thể thêm tôm khô hoặc chỉ đơn giản là nhân chuối.Bánh được gói trong lá chuối tươi, không quá non cũng không quá già, được lau sạch và thoa một lớp dầu trên bề mặt để tránh nếp dính vào lá khi nấu. Công đoạn gói chính là lúc cần đến đôi bàn tay khéo léo, bánh đẹp phải đảm bảo tròn đều, sao cho nhân bánh là thịt, hay trứng muối, lạp sườn, thậm chí là nhân chuối với bánh tét chay phải được nằm đúng ở vị trí chính giữa của bánh.
Chưa hết, khi buộc bánh người thợ còn phải có sự tinh tế để cảm nhận độ giằng chắc vừa đủ. Khâu luộc bánh cũng quan trọng không kém. Bánh tét phải luộc củi mới ngon, rền, để lâu bánh vẫn dẻo mà không bị lại gạo. Bánh luộc khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ thì chín rồi vớt ra để ráo nước. Lá cẩm không chỉ cho màu tím bắt mắt mà còn là phương pháp bảo quản tự nhiên không độc hại. Nếu đòn bánh tét thông thường chỉ để được 2, 3 ngày thì bánh tét lá cẩm có thể kéo dài 4, 5 ngày. Thậm chí nếu trời lạnh có thể để 7, 8 ngày mà bánh không hỏng. Ngoài ra còn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh, khi dùng chỉ cần đem hấp lại.
Chính nhờ sự công phu, tỉ mỉ nên bánh tét lá cẩm Cần Thơ rất nổi tiếng. Hơn nữa, màu tím hồng tự nhiên của lá cẩm khiến chiếc bánh thêm sinh động, đẹp mắt. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ khi ăn loại bánh tét đặc biệt này so với loại bánh tét truyền thống khác. Dù bất kỳ ai có khó tính đến mấy cũng phải gật đầu khen ngon mỗi khi được thưởng thức bánh tét lá cẩm dẻo, thơm xuất xứ từ vùng đất Cần Thơ.
Khi đời sống càng ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng tăng cao thì bánh tét không chỉ được làm trong mỗi dịp Tết nữa mà món bánh truyền thống này được làm hàng ngày phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Hiện ở Cần Thơ còn khá nhiều lò bánh tét lá cẩm hoạt động nổi tiếng nhất là bánh tét lá cẩm của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng, bánh tét Chín Cẩm, bánh tét Tư Đẹp… đây là những thương hiệu bánh lâu đời tại Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đừng quên thưởng thức món bánh tét lá cẩm và mua về làm qua cho người thân tại các chợ như: chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nà… ,siêu thị hay đến bến Ninh Kiều, bạn dễ dàng tìm được các sạp bánh đặt rải rác dọc theo bờ sông.
Công nghệ là sự phát minh, thay đổi, sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Hãy đón nhận và phát triển những kiến thức công nghệ để góp phần tạo nên những đổi mới và sáng tạo!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK