Trang chủ Khác Lớp 7 Thực hành:tìm hiểu từ ngữ địa phương bắc giang bài 7 lớp 7 câu hỏi 6784788
Câu hỏi :

Thực hành:tìm hiểu từ ngữ địa phương bắc giang bài 7 lớp 7

Lời giải 1 :

Người thực hiện: Hạnh Phương
CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN BẮC GIANG
BÀI 7. THỰC HÀNH TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG BẮC GIANG
Tiết 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận diện và hiểu được nghĩa của một số từ ngữ địa phương Bắc Giang
- Chỉ ra được đặc điểm, sự khác nhau cơ bản của từ ngữ địa phương Bắc Giang
với từ ngữ ngữ toàn dân.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương một cách phù hợp, linh hoạt trong các hoàn cảnh
giao tiếp.
- Nhận diện, phân tích và khắc phục được lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp
hàng ngày.
2. Năng lực:
- Biết tự học, hợp tác và sáng tạo trong đọc hiểu, viết, nói và nghe sau khi học từ
ngữ địa phương Bắc Giang.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý, trân trọng, tự hào, biết gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Có ý thức tìm hiểu và có ý thức sử dụng hợp lý từ ngữ địa phương Bắc Giang.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa
- Máy tính
- Ti vi
- Bảng phụ, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các từ ngữ địa phương để kết nối
với bài học.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.
b) Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho hs chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, phổ biến luật chơi: Có 6 bức tranh,
HS quan sát tranh để trả lời nội dung các bức tranh trong ảnh. Nếu HS trả lời sai,
HS khác có quyền trả lời.

Câu hỏi: Quan sát tranh, bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết sự vật được
thể hiện trong bức tranh, ở địa phương miền Nam sự vật ấy được gọi là gì?
Tên sự vật
( Dự kiến)Tên gọi ở địa phương miền Nam
Hình 1: Quả dứa
Trái thơm
Hình 2: củ lạc
Đậu phộng
Hình 3: Cái mũ
Cái nón
Hình 4: Bắp ngô
Trái bắp
Hình 5: Con lợn
Con heo
Hình 6: Quả quất
Trái tắc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát tranh để nhận biết các sự vật trong tranh.
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào
bài.
GV kết nối vào tiết học: Chúng ta đã từng nghe câu “Phong ba bão táp không
bằng ngữ pháp Việt Nam”. Một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú, giàu
đẹp cho ngôn ngữ Tiếng Việt ấy chính là các từ ngữ địa phương, ngôn ngữ đặc
trưng ở mỗi vùng miền. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu thực hành
tìm hiểu từ ngữ địa phương của tỉnh Bắc Giang để hiểu thêm về ngôn ngữ của
chính địa phương mình.
2, HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu:
- HS nhận diện, chỉ ra được khái niệm của từ ngữ địa phương, giải thích được
nghĩa của một số từ ngữ địa phương đơn giản
- Nhận diện, chỉ ra được đặc điểm của từ ngữ địa phương Bắc Giang
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
I. Bài học:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Khái niệm từ ngữ địa phương
- Giáo viên yêu cầu: HS nhắc lại khái niệm từ Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ
ngữ địa phương
sử dụng ở một địa phương hoặc
một số địa phương nhất định.
+ Xác định từ ngữ địa phương có trong đoạn thơ - Nhận xét:

sau và tìm từ toàn dân tương ứng.
“ Bà Bủ nằm ổ chuối khô
Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời...
Đêm nay tháng chạp mồng mười
Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm.
Bà Bủ không ngủ bà nằm
Bao giờ thằng út về thăm một kỳ
Từ ngày nó bước ra đi
Nó đi giải phóng đến khi nào về?
Bao giờ hết giặc về quê?
Đêm đêm Bà Bủ nằm mê khấn thầm...”
(Bà Bủ - Tố Hữu)
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và
thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học
sinh trình bày
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
- Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:
+ Hướng dẫn học sinh lập bảng điều tra, phỏng
vấn các bạn trong nhóm
H. HS nêu từ ngữ địa phương ở nơi mình hiện
tại sinh sống? Từ đó chỉ ra đặc điểm và tác dụng
của từ ngữ địa phương Bắc Giang
HS điền vào PHT:
Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
nơi mình sinh sống

Bà bủ: bà cụ
Ổ chuối: nơi trái lá chuối nằm cho
ấm về mùa đông.
Vài mươi: khoảng từ ba bốn cho đến
mười ngày
(nằm) mê: mơ ngủ

2. Từ ngữ địa phương Bắc Giang

a. Đặc điểm
- Từ ngữ địa phương Bắc Giang một
mặt tạo ra lớp từ đồng nghĩa với từ
toàn dân, làm phong phú kho từ ngữ
của dân tộc.
- Thể hiện sự độc, bản sắc riêng
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của
nhân dân Bắc Giang.
- Thông qua việc tìm hiểu để thấy được đặc b. Tác dụng
điểm và tác dụng của từ ngữ địa phương mình - Việc tìm hiểu từ ngữ địa phương
nói riêng và từ ngữ địa phương Bắc Giang nói Bắc Giang sẽ giúp em không chỉ

chung.
hiểu về ngôn ngữ của địa phương
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và mình mà còn sử dụng các từ ngữ ấy
thực hiện
một cách phù hợp, linh hoạt trong
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
các hoàn cảnh giao tiếp.
- Học sinh: tiến hành thảo luận nhóm, tìm các từ
ngữ địa phương nơi mình sinh sống và hoàn
thành vào bảng phụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết
quả
- Cách thực hiện: Đại diện các nhóm lên trình
bày
- Học sinh nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt: Từ đây các em có thể rút ra được đặc
điểm và tác dụng của từ ngữ địa phương Bắc
Giang mang lại. Qua đó, cũng thấy được từ ngữ
địa phương Bắc Giang góp phần tạo nên vẻ đẹp
riêng của cuộc sống, con người và văn học Bắc
Giang.
3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến từ ngữ địa
phương.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Làm bài tập 1
II. Thực hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu HS theo dõi,
đọc thầm bài tập 1, nhắc lại yêu
Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn
cầu của bài tập:
Bắc Giang
dân
- Thực hiện vào phiếu học tập Từ chỉ Bá
Bác (anh trai
trong thời gian 5p
quan
của cha)
- Hình thức: Hoạt động cặp đôi
hệ gia Già
Bác (vợ anh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
đình
trai của cha)
- Học sinh: Đọc, suy nghĩ,xác
Ông cậu/ bà cậu
Ông ngoại/ bà
định yêu cầu cơ bản, lần lượt thực
ngoại

hiện yêu cầu, trình bày
- Giáo viên: Quan sát, động viên,
lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bá: Bác (anh trai của cha)
+ Gìa: Bác ( vợ anh trai của cha)
+ Ông cậu/ bà cậu: Ông ngoại/ bà
ngoại
+ Ông chú/ bà chú: Ông nội/ bà
nội
+ (Dây) củ: Khoai lang
+ Cá chuối: Cá quả
+ Cá nhõn/cá chõn: Cá trạch
+ Cá gáy: Cá chép
+ Khau giai/ khau đôi/khau dây/
gàu giai: Gàu tát 2 người
+ Khau sòng/ khau giảng/ gàu
sòng: Gàu tát 1 người
+ Đạng ( nước): Chỗ để thoát
nước
+ Gạo giò/ gạo chục: Gạo nếp
+ Nủ cua: Giỏ cua
+ (Quả) bòng: Quả bưởi
+ Cây mủa: Hành lá
+ Dao vọ: Dao chạt củi
+ ( cái) cưn: (Cái) cân
+ ( Quả) bửi: (Quả) bưởi
+ Bẩu: Bảo
+Nhau: Nhớ
+ Đương: Đang
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày miệng ý kiến
của cặp đôi mình
- Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá,
chốt đáp án
Qua bài tập trên, em đã biết thêm
một số từ ngữ ở địa phương Bắc
Giang. Chúng ta thấy, không chỉ

Từ gọi
tên sự
vật,
hiện
tượng

Cách
nói,
cách
viết
khác
(biến
âm)

Ông chú/ bà chú

Ông nội/ bà
nội

(Dây) củ
Cá chuối
Cá nhõn/cá chõn
Cá gáy
Khau giai/ khau
đôi/khau dây/ gàu
giai
Khau sòng/ khau
giảng/ gàu sòng
Đạng

Khoai lang
Cá quả
Cá trạch
Cá chép
Gàu tát 2 người
Gàu tát 1 người

Gạo giò/ gạo chục
Nủ cua
(Quả) bòng
Cây mủa
Dao vọ
(cái) cưn

Chỗ để thoát
nước
Gạo nếp
Giỏ cua
( Quả) bưởi
Hành lá
Dao chặt củi
( Cái) cân

(Quả) bửi
Bẩu
Nhau
Đương

(Quả) bưởi
Bảo
Nhớ
Đang

vùng Bắc, Trung, Nam mới có sự
khác nhau về ngôn ngữ mà .ngay
tại Bắc Giang thôi, ở mỗi huyện
đã có sự khác nhau về từ ngữ?
4, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa phương và đặc sắc ngôn ngữ vùng
miền
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
Làm bài tập: Bổ sung một số từ ngữ địa phương khác ở bài 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm bài ở nhà
**********************************************
TIẾT 2

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được nghĩa của một số từ ngữ địa phương Bắc Giang
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương một cách phù hợp, linh hoạt trong các hoàn cảnh
giao tiếp.
- Nhận diện, phân tích và khắc phục được lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp
hàng ngày.
2. Năng lực:
- Biết tự học, hợp tác và sáng tạo trong đọc hiểu, viết, nói và nghe sau khi học từ
ngữ địa phương Bắc Giang.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý, trân trọng, tự hào, biết gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Có ý thức tìm hiểu và có ý thức sử dụng hợp lý từ ngữ địa phương Bắc Giang.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa
- Máy tính
- Ti vi
- Bảng phụ, bút dạ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các từ ngữ địa phương để kết nối
với bài học.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.
b) Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv gọi 1 -2 học sinh lên trình bày sản phẩm đã làm ở nhà
Bổ sung một số từ ngữ địa phương khác vào phiếu học tập ở bài 1
Bổ sung một số từ ngữ địa phương khác vào phiếu học tập ở bài 1
Từ ngữ địa phương
Từ toàn dân
Con củ
Củ khoai lang
Trệ ( đường)
Lề ( đường)
Bẹ
Ngô
Dớ dẩn
Vớ vẩn
Hai nhăm (con số 25)
Hai mươi lăm
Rau củ
Rau lang
Rau răng cưa
Rau mùi tàu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lên bảng trình bày sản phẩm
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định, đưa ra lưu ý
Từ ngữ địa phương rất phong phú đa dạng, chúng ta cần có ý thức gìn giữ, sưu tầm
các từ ngữ địa phương Bắc Giang để thể hiện sự độc đáo, mang bản sắc riêng
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, từ ngữ địa phương là phương ngữ chỉ
sử dụng trong hoàn cảnh hẹp, không được sử dụng phổ biến rộng rãi trong toàn dân
nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh gây hiểu nhầm hoặc không hiểu.
2, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến từ ngữ địa
phương, nhận diện, phân tích và khắc phục lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp
hàng ngày
b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 3: HS làm bài tập 1
Bài 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Từ ngữ chỉ quan
HS làm việc cá nhân: Xác định từ hệ ruột thịt
ngữ chỉ quan hệ ruột thịt trong
những câu tục ngữ, ca dao và cho Cha
biết từ ngữ tương đương ở địa Mẹ
phương.
Mẫu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bác mẹ
- HS làm việc cá nhân

Bước 3: Báo cáo và thảo luận
Chị, em
- HS trả lời cá nhân
Mẫu
- HS nhận xét, bổ sung, rút kinh Huynh
nghiệm.
Phụ
- GV nhận xét phần trình bày của
HS ( nếu cần).
Bước 4: GV kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Bài 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hiện các
yêu cầu bài tập
Trò chơi “Từ và giải nghĩa từ”
+ Chọn cử 01 HS làm quản trò, 02
HS làm trọng tài.
+ Chia lớp làm 02 đội thi, mỗi đội
cử 01 đội trưởng
+ Hai đội tìm các từ theo yêu cầu
ở bài tập 4
+ Các nhóm thảo luận và ghi đáp
án ra bảng phụ trong 5 phút, giải
nghĩa đúng và phát âm đúng chính
tả. (đội nào tìm trùng từ, viết sai
chính tả, phát âm sai là thua hiệp
đấu đó)
+ Trọng tài tổng kết, đội nào có
nhiều đáp án đúng hơn là đội
thắng cuộc.

Từ ngữ tương đương
được dùng ở địa phương
em
Bố
Mẹ
Mẹ
Bố mẹ
Mẹ
Chị, em
mẹ
Anh
Bố

Sản phẩm dự kiến
Bài 2
Yêu cầu HS viết và phát âm đúng chính tả các từ
ngữ địa phương tìm được

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ, thành lập đội
chơi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS tổ chức trò chơi; GV quan
sát, xử lí tình huống (nếu cần).
Bước 4: Kết luận nhận định:
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi;
lưu ý rèn kĩ năng viết,phát âm
đúng một số từ ngữ dễ mắc lỗi khi
sử dụng.
Bài 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu HS làm việc
theo nhóm 6, hoàn thành bài tập 5
và trả lời câu hỏi
1. Hãy sáng tác một đoạn hội
thoại ngắn về chủ đề nhà trường
hoặc sinh hoạt thường ngày có sử
dụng từ ngữ địa phương Bắc
Giang
2. Đóng vai để đọc lại đoạn hội
thoại đó? Khi đọc em thấy mình
(hoặc bạn) thường hay mắc các lỗi
ngữ âm nào? Tại sao? Chỉ ra cách
khắc phục?
3. Trong đoạn hội thoại có các từ
ngữ địa phương nào? Giải nghĩa?
4. Nhận xét hiệu quả hoặc hạn chế
của của việc sử dụng từ ngữ địa
phương trong tình huống ấy
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm
hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày
kết quả
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ
sung

Bài 3
- Các nhóm tự lên ý tưởng sáng tác đoạn hội
thoại
- Địa phương Bắc Giang thường mắc các lỗi ngữ
âm l/n; tr/ch; s/x, do thói quen phát âm.
- Hiệu quả: Tăng tính biểu cảm, tô đậm màu sắc
địa phương, tạo sự thân mật, gần gũi
- Hạn chế: Gây khó hiểu cho những người ở địa
phương (thôn, xã, huyện, tỉnh) khác

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ
sung
Bài 4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy
nghĩ và trả lời
- Theo em khi nào nên sử dụng từ
ngữ địa phương nói chung, từ ngữ
địa phương Bắc Giang nói riêng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, suy nghĩ độc lập
và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày tại chỗ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ
sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ
sung

Bài 4:
Chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương khi:
+ Trong sáng tác văn học: Khi cần tô đậm màu
sắc địa phương, làm nổi bật tính cách nhân vật,
tăng tính biểu cảm trong tác phẩm
+ Trong cuộc sống hàng ngày: sử dụng tại địa
phương mình hoặc giao tiếp với người cùng địa
phương với mình để tạo tính thân mật, gần gũi.

3, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa phương và đặc sắc ngôn ngữ vùng
miền
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
Làm bài tập: Sưu tầm thêm các tác phẩm văn học hoặc báo chí có sử dụng từ ngữ
địa phương Bắc Giang và chỉ ra từ ngữ địa phương Bắc Giang trong đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm bài ở nhà
**********************************************
TIẾT 3

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của từ ngữ địa phương Bắc Giang trong hiệu quả diễn đạt
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương một cách phù hợp, linh hoạt trong các hoàn cảnh
giao tiếp.

- Nhận diện, phân tích và khắc phục được lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp
hàng ngày.
2. Năng lực:
- Biết tự học, hợp tác và sáng tạo trong đọc hiểu, viết, nói và nghe sau khi học từ
ngữ địa phương Bắc Giang.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý, trân trọng, tự hào, biết gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Có ý thức tìm hiểu và có ý thức sử dụng hợp lý từ ngữ địa phương Bắc Giang.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa
- Máy tính
- Ti vi
- Bảng phụ, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các từ ngữ địa phương để kết nối
với bài học.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.
b) Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv gọi 1 -2 học sinh lên trình bày sản phẩm đã làm ở nhà
Sưu tầm thêm các tác phẩm văn học hoặc báo chí có sử dụng từ ngữ địa phương
Bắc Giang và chỉ ra từ ngữ địa phương Bắc Giang trong đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lên bảng trình bày sản phẩm
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định
2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến từ ngữ địa
phương, nhận diện, phân tích và khắc phục lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp
hàng ngày
b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bài 1
Bài 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời Từ địa phương
câu hỏi:
Chửa
1. Đọc đoạn trích sau, tìm từ ngữ địa Thập thành
phương Bắc Giang và giải nghĩa từ tìm
được
Giời
a.
Gàu giai
“Phù Lãng bán những chậu ang,
Vân Cầu đất tốt cả làng trồng rau.
Làng Bãi sao khéo bảo nhau,
Chửa ra đến ngõ đã màu ổi xanh.
Làng Am ăn nói thập thành,
Chửa ra đến ngõ đã vành đò đưa.
Hang Chàm bắt ốc bắt cua,
Hà Liễu lắm cá ai mua thì vào.”
(Ca dao Bắc Giang)
b.
Vâng! Ngày xưa người nông dân phải
"trông trời, trông đất, trông mây”, phải "lạy
giời mưa xuống/ lấy nước tôi uống/ lấy
ruộng tôi cày/ lấy đầy bát cơm…”. Nhưng,
kêu trời, nào trời có thấu? Thế là người dân
quê phải tự cứu lấy mình. Để có nước cấy
cày, họ phải đào mương, dẫn nước về đồng,
rồi phải làm ra những chiếc gầu (trước hết
là gầu giai) để tát nước vào ruộng.
Chiếc gầu giai được đan bằng nan giang,
hoặc nan nứa. Người đan gầu phải đan sao
cho gầu vừa mỏng, vừa nhẹ nhưng lại đủ
bền. Gầu giai có hình đầu cá trê. Gầu hình
đầu cá trê múc nước vừa đằm lại múc được
nhiều nước. Gầu đan xong được buộc cạp,
buộc nẹp gầu, thang gầu và lắp lưỡi gầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành
nhiệm vụ

Nghĩa
chưa
Trọn vẹn, toàn
vẹn
Trời
Gầu được nhà
nông dùng để
tát nước cho
lúa, hoặc tát ao,
tát đầm khi bắt


Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bài 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời
câu hỏi: Theo em, việc sử dụng từ ngữ địa
phương trong các tác phẩm văn học có ý
nghĩa gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành
nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bài 2
Trong các tác phẩm văn học, việc sử
dụng các từ ngữ địa phương có chủ đích
có rất nhiều tác dụng
- Tái hiện được cuộc sống hiện thực qua
thời gian không gian cụ thể
- Khắc họa được hiện thực đời sống con
người để hiểu rõ hơn về văn hóa cũng
như cuộc sống của người dân địa
phương.
- Thể hiện địa hình, đồ vật, cách đặc
trưng trong ngôn ngữ, lời nói, cách giao
tiếp đặc trưng cho từng vùng miền
- Thể hiện những dụng ý của tác giả
(khắc họa tính cách nhân vật đậm chất
địa phương…)

Bài 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài
tập: Chỉ ra tác dụng của việc dùng từ ngữ
địa phương trong các đoạn thơ, văn sau:
a.
“Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”
(Bầm ơi – Tố Hữu”

Bài 3
a.
=> “Bầm” ở đây chỉ “mẹ”. Việc Tố Hữu
sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ
dùng “bầm” để thể hiện tình yêu da diết,
thắm thiết của mình với mẹ. “Bầm” còn
có dụng ý làm tăng tính nghệ thuật nhạc
điệu trong thơ, tránh lặp lại hai từ giống
nhau trong cùng một câu thơ.

b. “Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
b.
– Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái! – Nó
lại nói trổng”
=> “Trổng” trong câu 1 là từ địa phương

” – Con kêu rồi mà người ta không nghe”

nghĩa là “nói trống không”

(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang “Kêu” trong câu 2 là từ ngữ địa phương
Sáng”
nghĩa là “gọi”
Việc Nguyễn Quang Sáng sử dụng từ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
ngữ địa phương vào trong tác phẩm của
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành mình là muốn khắc họa đậm nét lối sống
nhiệm vụ
sinh hoạt của người dân Nam Bộ, thể
Nhóm 1,3: làm phần a
hiện sự gần gũi, thân thương trong
Nhóm 2,4: làm phần b
những sinh hoạt đời thường. Hơn thế
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
nữa “Chiếc lược ngà được sáng tác vào
- GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả
thời kì kháng chiến chống Mĩ khi mà
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
cuộc sống của những người chiến sỹ
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung
không thường xuyên gắn với địa phương
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung
mình nên dụng ý của nhà văn như muốn
ông Sáu được sống trong lối sinh hoạt
bình dị, phải chăng nó còn là khát vọng
cho một cuộc sống hòa bình, được hòa
vào cuộc sống địa phương dung dị đời
thường.
3, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa phương và đặc sắc ngôn ngữ vùng
miền để kết nối với hoạt động viết.
b. Nội dung: Bài tập về nhà
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
Viết bài văn kể về cuộc đời một nhà văn/nhà thơ ở tỉnh Bắc Giang yêu cầu bài viết
có sử dụng từ địa phương và chú thích các từ đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết bài ở nhà và nộp qua nhóm zalo
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS nộp bài qua nhóm zalo
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK