Trang chủ Toán Học Lớp 4 Tính bằng cách thuận tiện nhất: 25 nhân 16 nhân 4 nhân 5 137 nhân 92+137 nhân 8 56 nhân...
Câu hỏi :

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

25 nhân 16 nhân 4 nhân 5 137 nhân 92+137 nhân 8 56 nhân 89-46 nhân 89 4550-4 nhân 155-6 nhân 155 5231-2 nhân 456+2 nhân 156 456+675+244-375 2667+590-567+310 1789 nhân 5467 nhân(460-230 nhân 2) 700+197-200+203 46 nhân 17+38 nhân 46+46 nhân 44+46 125 nhân 25+25 nhân 874+25 47 nhân 105-6 nhân 47+47 52 nhân 315+48 nhân 315

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Tính bằng cách thuận tiện nhất là một dạng toán thường gặp ở cấp tiểu học, nhất là trong phần dạng bài tính giá trị biểu thức phức tạp trong chương trình toán lớp 4. Bản chất của dạng toán này là việc áp dụng các tính chất của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia... vào việc giải bài toán tính giá trị một cách nhanh chóng, hợp lý và đúng đáp án nhất.

Các cách tính bằng cách thuận tiện nhất bao gồm :

Cách 1: Nhóm hoặc tách các số trong biểu thức thành từng nhóm có tổng hoặc hiệu là các số tròn chục, trong trăm, tròn nghìn,...

Ví dụ : Tính bằng cách thuận tiện nhất 

A = 189 + 555 + 211 + 45 = (189 + 211) + (555 + 45) = 400 + 600 = 1000.

B = 1587 + 2550 - 187 = (1587 - 187) + 2550 = 1400 + 2550 = 3950.

Cách 2: Vận dụng các tính chất của các phép toán cộng, trừ, nhân, chia

- Nhân một số với một tổng : a x (b + c) = a x b + a x c

Ví dụ : 123 x 10 + 137 x 10 = 10 x (123 + 137) = 10 x 260 = 2600

- Nhân một số với một hiệu : a x (b - c) = a x b - a x c

Ví dụ : 450 x 20 - 120 x 20 = 20 x (450 - 120) = 20 x 330 = 6600

- Một tổng chia cho một số : (a + b) : c = a : c + b : c

Ví dụ : 240 : 12 + 360 : 12 = (240 + 360) : 12 = 600 : 12 = 50

- Một số trừ đi một tổng : a - (b + c) = a - b - c

Ví dụ : 467 - ( 167 + 50) = 467 - 167 - 50 = 300 - 50 = 250.

Cách 3 : Vận dụng các tính chất của các số đặc biệt

0 nhân với số nào cũng bằng 0 : 0 x m = m x 0 = 0

0 chia cho số nào cũng bằng 0 : 0 : m = 0

1 nhân với số nào cũng bằng chính nó : 1 x m = m x 1 = m

Chia một số cho 1 bằng chính số đó : m : 1 = m

Ví dụ :

A = 897 x 548 x (246 - 123 x 2) = 897 x 548 x (246 - 246) = 897 x 548 x 0 = 0

B = (540 - 240) x ( 127 - 42 x 3) = 300 x (127 - 126) = 300 x 1 = 300

C = 199 : (489 - 122 x 4) = 199 : (489 - 488) = 199 : 1 = 199

Cách 4 : Tính thuận tiện với biểu thức có phân số

Đầu tiên, nhóm các phân số trong biểu thức thành từng nhóm riêng biệt có tổng ( hoặc hiệu ) bằng 1 hoặc 0.

Sau đó vận dụng tính chất của 4 phép tính để tách, ghép ở tử số hoặc ở mẫu số nhằm tạo ra thừa số giống nhau ở cả mẫu và tử số rồi thực hiện rút gọn biểu thức.

Phép cộng của các số giống nhau sẽ được biểu diễn bằng phép nhân.

Ví dụ :  x   +  x  =  x () =  x 1 = 

>> Xem thêm: Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 có đáp án năm học 2022 - 2023

 

2. Một số bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất 

Bài 1 : Tính bằng cách thuận tiện nhất các biểu thức sau :

A = 25 x 16 x 4 x 5

B = 137 x 92 + 137 x 8

C = 56 x 89 - 46 x 89

D = 4550 - 4 x 155 - 6 x 155

E = 5231 - 2 x 456 + 2 x 156

Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 456 + 675 + 244 - 375

b) 2667 + 590 - 567 + 310

c) 1789 x 5467 x (460 - 230 x 2)

d) 700 + 197 - 200 + 203

e) (237 + 113) : (419 - 209 x 2) 

Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

A = 11/20 x 5/8 + 3/8 x 11/20

B = 2/9 : 6/7 + 7/9 x 7/6

C = 5/6 + 1/4 - 2/6 + 7/4

D = 7/3 - 20/21 + 13/21 - 2/3

Lời giải 2 :

Đáp án, giải thích bược giải

 25× 16× 4× 5= ( 25×4) × ( 16×5)= 100× 80= 8000

137× 92+ 137× 8= 137× ( 92+ 8)= 137× 100= 13700

56× 89- 46× 89= 89× ( 56- 46)= 89× 10= 890

4550- 4× 155- 6× 155= 4550- 155×( 6+ 4)= 4550- 155×10= 4550- 1550= 3000

 

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống, toán học là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ". Hãy kiên trì và không ngừng nỗ lực trong việc chinh phục những con số và công thức này!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK