Trang chủ Hóa Học Lớp 12 1/ Phương pháp dùng định tính mẫu chứa ion Fe2+ : A. Cho dung dịch K4[Fe(CN)4] vào ống nghiệm chứa...
Câu hỏi :

1/ Phương pháp dùng định tính mẫu chứa ion Fe2+ : A. Cho dung dịch K4[Fe(CN)4] vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, xuất hiện phức màu xanh KFe[Fe(CN)6] B. Cho dung dịch K3[Fe(CN)6] vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, xuất hiện phức màu xanh KFe[Fe(CN)6] C. Cho dung dịch KCN vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, xuất hiện phức màu đỏ máu K3[Fe(CN)6] D. Cho dung dịch KSCN vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, xuất hiện phức màu đỏ máu K3[Fe(SCN)6] 2/ Cho 2 giọt chỉ thị phenolphtalein ( khoảng pH chuyển màu từ 8.3 -10.0) vào ống nghiệm chứa5mL dung dịch CH3COONa 0.1(M) thì ống nghiệm có màu sắc gì? Cho biết pK(CH3COOH)bằng 4,75 A. pH= 8,25. Không màu B. pH=8.88. Màu hồng nhạt C. pH= 2.88. Không màu D. pH= 11.13. Màu tím hồng 3/ Chọn đáp án ĐÚNG để điền vào dấu ba chấm: Trong phản ứng oxy hoá khử nguyên tử Ca..(1). Thành Ca2+ và có số neutrons trong hạt nhân .(2). A. (1) bị khử, (2) tăng B. (1) bị khử, (2) không thay đổi C. (1) bị oxy hoá, (2) không thay đổi D. (1) bị oxy hoá, (2) giảm 4/ Nước có độ ứng khoảng từ 8-12(mđlg/L) được gọi là : A. Nước rất cứng B. Nước cứng C. Nước trung bình D. Nước mềm

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1: $B$ 

$K_3[Fe(CN)_6]$ là thuốc thử nhận biết ion $Fe^{2+}$ do tạo ra kết tủa xanh là $KFe[Fe(CN)_6]$ 

$KSCN$ là thuốc thử nhận biết ion $Fe^{3+}$ do tạo ra phức màu đỏ máu là $Fe(SCN)_3$ 

Câu 2: $B$

$pK_b=14-4,75=9,25$ 

$oh=\sqrt{C_bK_b}=\sqrt{0,1.10^{-9,25}}=7,5.10^{-6}M$ 

$\Rightarrow pH=14+\log oh=8,88$ (thuộc khoảng giữa của khoảng đổi màu hồng - không màu nên dung dịch có màu trung gian là hồng nhạt).

Câu 3: $C$ 

Calcium tăng số oxy hoá nên là chất khử (chất bị oxy hoá).

Phản ứng hoá học làm thay đổi số electron còn số neutron không đổi.

Câu 4: $D$ 

Nước có độ cứng nhỏ hơn $60 mg/L$ được coi là nước mềm.

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK