Trang chủ GDCD Lớp 10 các bước lập tài chính cá nhân của em câu hỏi 6684197
Câu hỏi :

các bước lập tài chính cá nhân của em

Lời giải 1 :

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại:

Điều đầu tiên mà bạn nên làm đó là xác nhận tình hình tài chính cá nhân hiện tại, liên quan đến các khoản thu nhập, khoản đầu tư và các khoản vay trong vòng 1 tháng. Với việc thống kê rõ ràng sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả nhất.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được:

Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, mục tiêu đầu tư, mục tiêu tích lũy,... Bạn cần điền tên cụ thể và và giá trị đạt được tương ứng cùng khoảng thời gian thực hiện.

Bước 3: Loại bỏ những khoản chi không thiết yếu:

Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu mỗi ngày. Sau đó rà soát lại, cân nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lý và loại bỏ những khoản chi không thực sự cần thiết. Chi tiêu không thiết yếu sẽ mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ như bạn đầu tư một bộ quần áo chỉ vì nó đang giảm giá chứ hoàn toàn không cấp thiết trong thời điểm đó.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết:

Có nhiều cách để bạn lập kế hoạch chi tiêu,bạn nên chọn cách tốt nhất để có thể được lợi nhiều hơn.

Bước5: Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu:

Để có bảng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả thì việc đưa ra các mốc thời gian thực hiện cụ thể là điều bạn nên làm. Thời gian hoàn thiện được đưa ra dựa trên bản chất của từng mục tiêu và tình hình tài chính thực tế của bản thân.

Lưu ý, cần chia nhỏ thời gian để đảm bảo tính thực thi cho mục tiêu dài hạn. Ví dụ trong 3 tháng tới bạn cần 10 triệu để đi du lịch Đà Nẵng, hãy hoạch định cụ thể cho mình từng ngày của mỗi tháng đó bạn cần tiết kiệm 1 khoản là bao nhiêu.

Bước 6: Tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu:

Để chi tiêu được đảm bảo theo đúng kế hoạch, bạn cần rèn luyện cho mình tính kỷ luật, nghiêm túc thực hiện. Nếu bạn bỏ giữa chừng sẽ chẳng có kế hoạch nào được diễn ra, không có cơ hội đạt đến sự tự chủ về tài chính.

Chúc bạn học tốt!

Lời giải 2 :

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.

Xác định, tính toán các khoảng thu, chi thường xuyên của cá nhân để từ đó rút kinh nghiệm, xem xét những khoản thu, chi chưa cần thiết.

+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

Tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

#dieulinh2010UtDmb

5 sao+ tim + câu trả lời hay nhất




Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK