* SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ LỄ HỘI :
-Lễ hội cầu mưa ở ấp Tà Kuông
Lễ hội cầu mưa được tổ chức vào ngày 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại làng ấp Tà Kuông, xã Tân Khai thu hút đông đảo đồng bào dân tộc S’tiêng tham gia.
-Lễ hội vía Bà Rá Phước Long
Nhắc tới những lễ hội truyền thống ở Bình Phước phải kể tới lễ vía Bà Rá Phước Long được tổ chức trong vòng 3 ngày, từ mùng 1 tới mùng 3/3 Âm lịch.
-Tết mừng lúa mới của người M’nông
Thêm một lễ hội truyền thống ở Bình Phước đó là lễ mừng lúa mới còn được gọi là lễ cơm mới được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 Âm lịch tại vùng Tây Nguyên và Bình Phước.
lễ hội biểu diễn cồng chiêng, lễ hội té nước cầu mưa, cầu phước, hát múa lâm thôn, lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer là những lễ hội ở bình phước còn lễ tết thì là Lễ tết Chôl Chnăm Thmây hay Lễ vào năm mới hay Lễ chịu tuổi được tổ chức từ ngày 13-15/3 Âm lịch tại xã Lộc Khánh, Lộc Hưng được xem là ngày Tết lớn nhất của người Khmer. Đối với người dân Khmer, lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây vào đúng thời điểm giao mùa mưa và nắng, cây cối tươi tốt đâm chồi nảy lộc khởi đầu thuận lợi cho một năm. Lễ hội nổi tiếng ở Bình Phước này được tổ chức gồm 3 nghi lễ chọn giờ tốt mang theo lễ vào chùa, làm cơm cúng sư sãi trong chùa và lễ tắm Phật. Vào ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, người dân Khmer thường làm bánh tét và các loại trái cây cúng để cầu may.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK