Nước ta có địa hình khá đa dạng với những đặc điểm chung cơ bản do thiên nhiên tạo nên các dãy đồi núi. Địa hình Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Việt Nam, ảnh hưởng đến khí hậu, sự phát triển của xã hội,... Trên thực tế, Địa hình của mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau; và địa hình của Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Nước ta nằm ở cực đông nam của bán đảo Đông Dương; biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan tại Việt Nam, vịnh Bắc bộ và biển Đông tại vì đông; Đất nước Trung Quốc ở phía Bắc; nước lào và Campuchia phía Tây. Do đó, nước ta có các đặc điểm về địa hình rất phong phú với diện tích lãnh thổ trải dài theo hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và có vị trí đẹp nhất; được ví như chiếc eo của cô gái đó là bề rộng khoảng 50 km. Đường bờ biển trải dài 3.260 km không kể các bán đảo và các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thủy thì Việt Nam sở hữu 12 hải lý lãnh hải,12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Diện tích vùng biển của Việt Nam khoảng 1.000.000 km2. Đây là diện tích mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán. Đôi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam nhưng tập trung chủ yếu là các đồi núi thấp.
Địa hình của Việt Nam gồm ba đặc điểm chính:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng của cấu trúc địa hình Việt Nam, chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ; nhưng phần lớn là đồi núi thấp. Địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng 85%; núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%; còn các khu vực đồng bằng thì chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nước Việt Nam;
- Địa hình của Việt Nam được kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn cổ kiến tạo đến tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình của Việt Nam dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa. Hướng nghiên của địa hình Việt Nam là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên thực tế, Địa hình Việt Nam có hai hướng chủ yếu là tây bắc -Đông nam và vòng cung.
- Địa hình Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ từ con người. Đặc điểm địa hình Việt Nam bị cắt xẻ, xâm thực và xói mòn; tạo nên địa hình Caxta nhiệt đới độc đáo. Các dạng địa hình nhân tạo như: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê,...
Địa hình nước ta được chia thành các khu vực như: Đồi núi, Đồng bằng, bờ biển và các thêm lục địa. khu vực đồi núi thì được chia thành 04 vùng:
- Vùng núi Đông Bắc: là vùng núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng và có hướng vòng cung; chủ yếu là các đồi núi thấp gồm 04 cánh núi cùng chụm lại ở Tam Đảo và mở rộng về phía Bắc và phía Đông; thung lũng có sông Cầu, sông Thương và Lục Nam.
- Vùng núi Tây Bắc: là những dải núi cao và những Sơn Nguyên đá vui hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng tây bắc -Đông Nam. Đây là khu vực có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao.
Ngoài ra có các địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du nằm chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng. Có các bậc thêm phù sa cổ và bề mặt phủ ba gian, Đồi trung du nằm ở rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng thu hiệp dì ở đồng bằng ven biển miền Trung, phần lớn là thêm phù sa cổ bị chia cắt bởi tác động của dòng chảy.
- Khu vực đồng bằng có đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn. Việt Nam có 2 đồng bằng lớn là: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK