1.
+ Địa hình 2 vùng có những nét tương đồng: Phía tây miền núi, gò đồi -> dải đồng bằng ven biển hẹp->Biển với các đảo, quần đảo .
+ Khác nhau:
- Vùng Bắc Trung Bộ : Có ít nhánh núi đâm ra biển -> Đèo Ngang, ở tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mã chạy ra biển làm thành đèo Hải vân. Bờ biển vùng này ít khúc khuỷu .
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Nhiều nhánh núi của Trường sơn Nam đâm ra biển tạo ra nhiều đèo: Đèo Cả, đèo Cù Mông .. đồng thời chia cắt đồng bằng ven biển nhiều đoạn, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh .
2/
Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là những vùng có những điều kiện thuận lợi và thế mạnh để phát triển chăn nuôi bò và nuôi trồng thủy sản vì bờ biển dài, có nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị. Vùng đồi trước núi có điều kiện phát triển chăn nuôi bò với nhiều đồng cỏ tốt.
3.
- Về mặt kinh tế-xã hội:
+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK